| Hotline: 0983.970.780

Cá biển chết, nghề nuôi cá lóc ở Quảng Bình cũng 'chết' theo

Thứ Bảy 30/04/2016 , 08:03 (GMT+7)

Mấy năm gàn đây, vùng biễn bãi ngang của huyện Lệ Thủy có được phong trào nuôi cá lóc trong hồ. Phong trào này giúp người dân vùng biển thoát nghèo là điều ai cũng thừa nhận. Chính vì vậy, đã có gần 1.000 hộ tham gia nuôi cá lóc. Mỗi năm, từ biệc nuôi cá mang về thu nhập cho ngư dân bãi ngang 35-40 tỷ đồng .

Cá của bà con khác biệt với những nơi khác chính là nguồn thức ăn. Ở đây, chưa hề có hộ nuôi nào sử dụng thức ăn công nghiệp, mà nguồn thức ăn chính là cá biển. Cá biển đánh bắt được gồm những loại nhỏ, hoặc giá rẻ được bà con sử dụng xay nhỏ làm thức ăn cho cá lóc. Vì vậy, thương hiệu cá lóc Ngư Thủy được xem ngang hàng với cá khai thác tự nhiên và giá cả cũng dễ bán. Thương lái cứ đến đặt hàng đắt như tôm trái vụ.

16-35-31_nno-1-nuoi-c-loc
Nuôi cá lóc là cánh cửa thoát nghèo cho vùng biển bãi ngang

Những ngày cá biển chết đã gây họa cho phong trào nuôi cá lóc ở đây. Anh Ngô Hải (xã Ngư Thủy Trung) dẫn chúng tôi ra ao cá. Theo anh, cá đã được thả nuôi hơn tháng, nuôi thêm khoảng 3 tháng nữa là bán được. Trung bình hồ anh đang nuôi khi thu hoạch cũng cho 25 triệu đồng. Trừ chi phí cũng còn được phân nửa. Anh Hải kể: “Hơn chục hôm trước, thấy cá chết nhiều cứ nhầm tưởng họ dùng lưới mành làm cá chết nên vớt về xay làm thức ăn cho cá. Khoảng tuần sau thì phát hiện cá lờ đờ, nhác ăn và thỉnh thoảng chết, nay thì cả hồ đều bỏ ăn. Không chỉ hồ này của tui mà toàn bộ bà con có lấy cá chết làm thức ăn cho cá lóc đều bị hiện tượng như vậy. Bây giờ toàn bộ số cá đã nổi lờ đờ. Hai vợ chống kéo máy bơm để bơm nước và vét hồ với hy vọng thay chuyển được tình thế.

Ra vùng biển bãi ngang ngoài chuyện không ra biển thì chuyện cá lóc không có nguồn thức ăn cũng là nóng sốt của bà con. Nhiều gia đình bán tống bán tháo cá trong hồ và không dám xuống giống nuôi lứa mới. Những người mới nuôi được nửa thời gian thì cũng không thể cầm cự được đánh phải kêu bán non.

Nhà chị Nguyễn Thị Thịnh có hai hồ nuôi mới được hai tháng. Nay không còn nguồn thức ăn đành kêu bán non. “Nếu không có chi thay đổi thì cuối tháng 6 ni xuất bán cá hai hồ cũng có được vài chục triệu đồng. Nay bán tống không được đồng lãi nào”- chị Thịnh rầu rĩ.

Theo ông Trần Thanh Cả- Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc (xã có nhiều hộ nuôi cá lóc), chỉ chưa đầy một tháng sau vụ các biển chết, cả vùng biễn bãi ngang đã có gần 500 hộ “gác tay” không thả thêm cá giống mới. “Nếu kéo dài thời gian thì chắc chắn tỷ lệ hộ không nuôi cá lóc chiếm trên 90%. Các cấp chính quyền đang vận động bà con tăng cường nuôi thêm con heo, con gà và trồng thêm các loại rau, đậu…để góp thêm vô bữa ăn và ổn định đời sống”- ông Cả nói.

16-35-31_nno-2-ny
Nay cũng dần “chết” theo cá biển chết

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm