| Hotline: 0983.970.780

Cá bớp rớt giá, khó tiêu thụ

Thứ Ba 30/07/2013 , 10:10 (GMT+7)

Nguyên nhân cá bớp rớt giá là do nguồn cung nhiều nhưng thị trường tiêu thụ lại có hạn, chủ yếu tiêu thụ nội địa là chính.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang cho biết, thời gian gần đây, giá cá bớp ngư dân nuôi lồng bè trên biển đã giảm từ 30.000-40.000 đ/kg.

Hiện cá loại 5kg/con trở lên thương lái thu mua chỉ còn khoảng 90.000 đ/kg, cá dưới 5kg/con giá 80.000 đ/kg. Không chỉ rớt giá mà số lượng thương lái đi thu mua cá bớp rất hạn chế, ngư dân muốn bán cũng khó khăn.


Cá bớp đang bị rớt giá và khó tiêu thụ khiến người nuôi phải tốn thêm chi phí thức ăn

Với mức giá này người nuôi đang bị thua lỗ do chi phí đầu vào tăng cao, nhiều hộ đã quyết định “neo lại” chờ giá khiến nguồn cá bị tồn đọng. Theo ông Thanh, nguyên nhân cá bớp rớt giá là do nguồn cung nhiều nhưng thị trường tiêu thụ lại có hạn, chủ yếu tiêu thụ nội địa là chính.

Kiêng Giang là tỉnh có vùng biển rộng với rất nhiều đảo là điều kiện thuận lợi để nuôi cá lồng bè trên biển. Nhiều xã đảo như Hòn Nghệ (Kiên Lương), Nam Du (Kiên Hải) nghề nuôi cá lồng bè rất phát triển, chủ yếu là nuôi cá bớp và bống mú, với sản lượng lên đến cả ngàn tấn mỗi năm.

Ông Trần Chí Viễn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh đang tìm giải pháp để tiêu thụ cá nuôi lồng bè cho ngư dân, trong đó có việc kêu gọi DN thu mua chế biến phi lê đông lạnh, chứ không chỉ bán bán ăn tươi như hiện nay.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.