| Hotline: 0983.970.780

Ca cao ổn định

Thứ Tư 22/01/2014 , 11:52 (GMT+7)

Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa tại Tiền Giang, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người trồng vẫn kiên quyết giữ vững và tăng thêm diện tích.

Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn của khu vực ĐBSCL. Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người trồng vẫn kiên quyết giữ vững và tăng thêm diện tích.

Với trên 2.000 ha ca cao, tập trung ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, TX Gò Công, Châu Thành đang phát triển ổn định, tỉnh khuyến khích bà con mở rộng và kêu gọi tiếp tục đầu tư; dự kiến đến năm 2015 diện tích ca cao sẽ tăng lên 5.000 ha.

Trồng ca cao xen canh trong vườn dừa vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại thu nhập cao. Sau 18 - 24 tháng cho thu hoạch lứa bói đầu tiên, 4 - 5 năm tuổi năng suất ổn định với mức 1,5 - 2 tấn/hạt khô hoặc 20 - 21 tấn trái tươi/ha. Đầu ra luôn ổn định ở mức 3.800 - 4.200 đ/kg trái tươi, trên 50.000 đ/kg hạt khô và cho nông dân lợi nhuận 20 - 30 triệu đ/ha/năm, phù hợp với điều kiện kinh tế hộ nhỏ, lẻ, ít vốn và ít đất SX, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.


Một điểm sơ chế hạt ca cao

Một trong những hộ trồng ca cao xen dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao là gia đình anh Trần Liêm, ấp Mỹ Hạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo. “Tôi gắn bó với cây ca cao đã 8 năm rồi, nếu chăm sóc tốt, trái sai, giá 3.000 đ/kg là có lãi cao. Nhờ ca cao mà con cái tôi học hành đến nơi đến chốn, đứa lớn vừa tốt nghiệp đại học ra trường”, anh Liêm chia sẻ.

Anh Phan Minh Tuấn, Chủ nhiệm CLB khuyến nông ca cao xã Hòa Định cho biết: “Bà con trồng ca cao được thu mua 100% trái và hạt khô, được tập huấn kỹ thuật chăm sóc liên tục. Đặc biệt nhiều chương trình khuyến mãi cho bà con bán trái. Sản phẩm được bao tiêu, giá cả không lên xuống thất thường. Chính vì thế diện tích ca cao cũng như sản lượng liên tục tăng”.

Ông Đặng Hòa Bình, điều hành HTX Ca cao Chợ Gạo cho biết: “HTX hiện có 22 điểm thu mua lên men sơ chế ca cao với trên 50 CLB hoạt động tại 3 huyện (Chợ Gạo, Gò Công Tây và Tân Phú Đông) sẽ đảm bảo thu mua 100% ca cao của bà con. Giá cả luôn ổn định ở mức cao.

Sản lượng năm 2013 ước tính đạt khoảng 45 tấn hạt khô, tăng gấp nhiều lần so với năm 2012. Hướng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm các điểm thu mua ca cao tạo các vùng sâu vùng xa để bảo vệ quyền lợi cho người trồng, tránh trường hợp bị ép giá”.

Hiện, giá ca cao tương đối ổn định và có xu hướng tăng thì việc trồng xen trong vườn dừa là điều hết sức nên làm và cần mở rộng thêm diện tích. Điều quan trọng là khi đã trồng ca cao thì bà con cần học ngay kỹ thuật ủ lên men hạt, có như vậy sản phẩm này mới bán được giá cao.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Gạo cho biết: “Thời gian qua có nhiều tin đồn ca cao bán không ai mua, nhiều người đốn bỏ làm cho nhiều nhà vườn hoang mang. Đây chỉ là những tin vô căn cứ vì theo thực tế diện tích ca cao của huyện Chợ Gạo nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung liên tục được tăng lên, nhiều gia đình trở nên khá giả từ cây ca cao.

Thời gian qua chúng tôi ra sức khuyến cáo bà con bảo vệ diện tích ca cao, nên tăng thêm diện tích trồng xen trong vườn dừa và hướng dẫn cách chế biến ca cao khô đạt chất lượng để bán được giá cao hơn”.

Tỉnh đoàn Tiền Giang vừa phối hợp với Sở KH-CN tỉnh tổ chức hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh. Qua đó, người dân sẽ được mua cây giống đảm bảo tiêu chuẩn với giá ưu đãi, cách chăm sóc và được bao tiêu 100% sản phẩm trái tươi, hạt khô lên men đạt tiêu chuẩn. Đây là những tín hiệu đáng mừng giúp người dân tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất