| Hotline: 0983.970.780

Cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Phước ra quân cứu vườn điều

Thứ Sáu 25/05/2018 , 08:07 (GMT+7)

"Thủ phủ” điều Bình Phước mấy năm liền hứng chịu những trận mưa trái mùa, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Nhưng vụ điều 2018, phần lớn diện tích cây điều trên toàn tỉnh hồi phục, năng suất bình quân đạt 1,1 tấn/ha, nhiều nơi đạt gần 2 tấn/ha. Có được thành quả này nhờ cả hệ thống chính trị của tỉnh Bình Phước đã đồng loạt ra quân, đưa ra nhiều giải pháp cứu vườn điều.

PV NNVN có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước.

16-22-19_nh_1
Bà Lê Thị Ánh Tuyết

Biến đổi khí hậu gây bất lợi cho cây điều Bình Phước như thế nào thưa bà?

Suốt giai đoạn từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2018, liên tục xuất hiện mưa trái mùa đúng thời điểm cây điều ra hoa thụ phấn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hóa mầm hoa và thụ phấn của cây điều. Trong thời kỳ nuôi trái, nếu xuất hiện mưa trái mùa, ẩm độ trong vườn điều tăng cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi và bệnh thán thư trên cây điều phát triển, phát tán mạnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng vườn điều. Niên vụ 2017-2018, nhiều vườn điều do ảnh hưởng mưa kéo dài từ niên vụ trước nên nguồn lực đầu tư của người dân cũng giảm sút, cây suy kiệt.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã làm gì để hạn chế thiệt hại?

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện, thị tổ chức ra quân cứu hộ đến từng vườn điều của bà con. Đợt ra quân đã huy động toàn bộ lực lượng của hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó lực lượng cán bộ kỹ thuật về khuyến nông và bảo vệ thực vật của Sở NN-PTNT làm nòng cốt. Lực lượng kỹ thuật, chuyên gia đã đến tận nơi, gặp trực tiếp bà con ngay tại vườn, “cầm tay chỉ việc” cho bà con kỹ thuật phòng trừ bọ xít muỗi, thán thư và khô cành cháy lá trên cây điều. Kết quả, đến cuối tháng 12/2017, hơn 80% diện tích điều đã phục hồi tốt, 20% còn lại ngăn chặn được suy kiệt và đang phục hồi.

Hiện nay, vụ điều 2017-2018 đã vào cuối niên vụ, qua điều tra sơ bộ năng suất điều bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 1,1 tấn/ha. Vùng được mùa năng suất bình quân dao động trên dưới 2 tấn/ha.

Được coi là “thủ phủ” cây điều, Bình Phước có kế hoạch gì để góp phần duy trì vị thế số 1 về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trên thị trường thế giới, thưa bà?

Xác định điều là cây chủ lực của tỉnh, nên theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích điều toàn tỉnh sẽ là 181.000ha, trong đó diện tích điều trên đất rừng sản xuất là 43.300ha, về năng suất, sản lượng phấn đấu năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha, trong đó điều trong lâm phần năng suất đạt 1,8 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 350.000 tấn.

Tỉnh Bình Phước đã xây dựng Đề án phát triển bền vững ngành điều đến năm 2020. Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ chủ động phối hợp thực hiện các giải pháp tổ chức lại sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ nhằm tăng năng suất, chất lượng hạt điều. Đặc biệt chú trọng tái canh đối với diện tích điều già cỗi, nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp hơn 7 tạ/ha gắn với chuyển đổi cơ cấu giống điều, đưa giống mới vào thay thế.

Dự kiến năm 2018 sẽ hỗ trợ cho các hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo, cận nghèo trên 500 ngàn cây điều ghép để tái canh và đưa giống điều địa phương thích ứng liên tục có năng suất ổn định trong những năm thời tiết bất lợi vào sản xuất. Mục tiêu nâng tỷ lệ giống mới lên 45% diện tích (khoảng 60.000ha); xây dựng kế hoạch thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất với diện tích 45.000ha hiện chưa được đầu tư đúng mức.

16-22-19_nh_3
 

Diện tích còn lại nông dân có kinh nghiệm thâm canh thì tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và để các hộ này thành hạt nhân hướng dẫn các hộ khác trong vùng thực hiện liên kết sản xuất bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang từng bước xây dựng chuỗi cung ứng điều bền vững, tương tự như đã làm hiệu quả với cây hồ tiêu từ năm 2013 đến nay.

Bước đầu, đã có các doanh nghiệp chế biến đồng hành với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất điều như Cty Phúc An, Mỹ Lệ, Sơn Thành, Hà Mỵ... Ngoài tỉnh có Cty Điều Việt Hà, Tập đoàn PAN. Nông dân cũng đã liên kết thành lập nhiều HTX nông nghiệp sản xuất chế biến điều, hình thành nhiều mô hình nông nghiệp sạch, hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao.

Vừa qua, hạt điều Bình Phước đã đón nhận văn bằng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý, đây là một thuận lợi lớn, cộng với sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền, chúng tôi tin ngành điều Bình Phước sẽ khởi sắc trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Xã Bù Gia Mập của huyện Bù Gia Mập có 2.585ha điều (chiến 13% diện tích điều toàn huyện), phần lớn của các hộ đồng bào DTTS. Do các hộ đồng bào DTTS vẫn canh tác, chăm sóc theo lối truyền thống, quảng canh, việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình còn hạn chế. Đó là nguyên nhân khiến năng suất cây điều ở xã này thấp hơn so với năng suất bình quân của huyện. Tuy nhiên, năng suất này chỉ là cục bộ, không phải tình trạng chung về mùa điều 2017-2018 ở Bình Phước”, ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước.

 

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm