| Hotline: 0983.970.780

Cá heo sông Mekong nguy cơ tuyệt chủng

Thứ Hai 11/01/2010 , 12:08 (GMT+7)

Với tình trạng đánh bắt vô tội vạ và ô nhiễm môi trường đang làm nhiều loài cá, đặc biệt là cá heo sông Irrawaddy đang đứng trước bên bờ tuyệt chủng.

Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và chảy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ vào Việt Nam ra biển. Đây là một trong những sông có nguồn lợi thủy sản lớn nhất thế giới. Mỗi năm nó cung cấp cho con người khoảng 2,5 triệu tấn cá. Dòng sông này cũng cung cấp 80% protein động vật cho 60 triệu người sống dọc theo lưu vực thấp của nó.

Sự đa dạng sinh học của con sông này thật phong phú ,các nhà khoa học cho biết dòng sông này có nhiều loài cá quí hiếm như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá hô hoa cà, cá hồi ăn thịt… và cá heo sông, những loài cá này có thể dài vài mét, nặng tới vài trăm kilôgam. Nhưng với tình trạng đánh bắt vô tội vạ và ô nhiễm môi trường đang làm nhiều loài cá, đặc biệt là cá heo sông Irrawaddy đang đứng trước bên bờ tuyệt chủng. Zed Hogan, phụ trách dự án do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là "độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng".

Loài cá heo Irrawaddy (Orcaella brevirostris) sinh sống trên đoạn sông Mekong dài 190 km nằm giữa Lào và Campuchia. Theo báo cáo của WWF, từ năm 2003 tới nay đã có 88 con bị chết và 60% số đó là cá heo con dưới hai tuần tuổi. WWF ước tính hiện chỉ còn khoảng 64 đến 76 cá thể loài này còn sống tại sông Mekong. Cá heo Irrawaddy chỉ xuất hiện trong 5 môi trường nước ngọt trên toàn thế giới, trong đó có sông Mekong. Từ năm 2004, cá heo Irrawady sinh sống trên sông Mekong đã được xếp vào danh mục những loài bị đe dọa nghiêm trọng trong sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của cá heo sông:

Bác sỹ Verné Dove, tác giả của báo cáo và là bác sỹ thú y làm việc cho WWF ở Campuchia, cho biết: “Phân tích giải phẫu cho thấy cá bị chết do nhiễm khuẩn. Điều này sẽ không gây tử vong nếu hệ thống miễn dịch của cá heo không bị suy giảm do ô nhiễm môi trường”. Nguồn gốc ô nhiễm này có thể liên quan đến nhiều quốc gia có sông Mekong đi qua. Ông cho biết họ đang tiến hành điều tra các chất ô nhiễm môi trường đổ vào dòng sông này, vốn chảy qua các nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất trừ sâu, thủy ngân và nhiều chất độc hại khác khi mổ xác cá heo con. Những chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dân sinh sống dọc theo sông Mekong vì họ cùng ăn cá và sử dụng nguồn nước sông giống như cá heo. Theo bác sỹ Dove, những chất này được phân tán rộng rãi trong môi trường và như vậy ô nhiễm có thế bắt nguồn từ các nước có sông Mekong chảy qua.

Theo WWF, thủy ngân từ các bãi vàng đã chảy xuống sông Mekong và làm giảm khả năng miễn dịch của cá heo, khiến chúng dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn. Giám đốc WWF Campuchia, ông Seng Teak, nói: “Cần có ngay một chương trình y tế dự phòng xuyên biên giới để quản lý những sinh vật bị nhiễm bệnh, từ đó giảm được số lượng cá chết hàng năm".

Giao phối cận huyết giống cũng là một yếu tố khiến khả năng miễn dịch của cá heo sông Mekong suy giảm. “Cá heo sông Mekong bị cô lập với đồng loại ở những vùng nước khác trên hành tinh nên con người cần giúp đỡ chúng. Khoa học đã chứng minh nếu môi trường của loài cá có vú được bảo vệ thì số lượng của chúng sẽ tăng lên đáng kể”, ông Teak nói.

Vài nghìn con cá heo Irrawaddy từng bơi trong sông Mekong. Mặc dù được coi là động vật linh thiêng ở Campuchia và Lào, số lượng của chúng suy giảm theo từng năm bởi tình trạng sử dụng lưới đánh cá tràn lan. Gần đây chính phủ Campuchia chủ trương bảo vệ cá heo Irrawaddy để phát triển du lịch sinh thái. Vì thế việc đánh bắt cá bằng lưới trên sông Mekong bị hạn chế. Chính phủ Campuchia hy vọng các biện pháp của họ sẽ giúp số lượng cá heo tăng lên trong những năm tới.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất