| Hotline: 0983.970.780

Cả làng nai lưng gánh nước

Thứ Ba 21/08/2012 , 10:53 (GMT+7)

Cứ đến mùa khô các giếng nước của người dân ở thôn Suối Cối 1 (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) đều cạn đáy, phải đi gánh nước từ suối, sông về dùng.

Cứ đến mùa khô các giếng nước của người dân ở thôn Suối Cối 1 (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) đều cạn đáy, phải đi gánh nước từ suối, sông về dùng. Họ mong ước Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sạch, thế nhưng bao năm qua công trình này vẫn còn... nằm trên giấy.

Tại bến sông Đồng Hiệu (đoạn sông Kỳ Lộ chảy qua thôn Suối Cối 1), từ sáng đến tối tấp nập những tốp người ra sông gánh nước. Cụ Trần Thị Tiến, 71 tuổi, một người dân ở xóm Soi, thôn Suối Cối 1, cho biết: “Bắt đầu từ tháng Giêng, các giếng nước ở đây đều đứt mạch, ngày nào cũng ra sông gánh nước. Khu vực này gần sông nhưng đào giếng toàn gặp đá. Nhiều gia đình đầu tư 5-7 triệu đồng đào sâu 10-12m cũng không gặp mạch nước ngầm. Giếng đào ở đây chỉ đủ dùng từ tháng 9-12 âm lịch”.

Đó là xóm Soi, còn xóm Gò (thôn Suối Cối 1), “điệp khúc” khát nước lập lại vào mùa khô; năm nay tình trạng thiếu nước khốc liệt hơn vì lòng suối Cầu (gần trung tâm khu dân cư) cạn dòng chảy. Chị Huỳnh Thị Thu Thảo, ở xóm Gò, than vãn: “Gánh nước quá cực khổ, nhiều gia đình bỏ tiền đầu tư đào hai giếng nước vẫn không đủ nước dùng, vậy nên hầu hết các gia đình phải ra sông gánh nước".

Trước đây, dòng sông Kỳ Lộ vốn rất trong xanh, nhưng vài năm trở lại đây nguồn nước ô nhiễm bởi dân cư phía thượng nguồn xả chất thải xuống. Ngược lên đầu thôn Suối Cối 1, tại bến Kỳ Lộ bên cạnh một số người đang tắm giặt, còn có người lùa bò sang sông chăn thả. Phía trên đó nữa các xóm dân cư nhà cửa san sát cạnh mép sông, nên rác thải sinh hoạt đều vứt xuống sông. Thỉnh thoảng người dân thôn Suối Cối 1 đi gánh nước bắt gặp xác súc vật trôi theo dòng nước.

Trong những ngày gần đây, bà con nơi đây không gánh nước sông giữa dòng như lâu nay, mà phải vét giếng trên doi cát cạnh mé sông gánh về dùng. Không chịu nổi cảnh cực khổ gánh nước, nhiều người xóm Soi mua máy bơm, kéo điện ra bờ sông bơm nước về nhưng vì xa, nhà lại ở trên cao nên công suất máy bơm không đáp ứng chỉ đủ sức đưa nước về giữa xóm chứa trong thùng phuy sau đó “tăng bo”, lại phải bỏ công sức gánh nước về mới có uống, sinh hoạt.

Ông Bảy Cư, ở xóm Soi, buồn rầu nói: "Không biết tới chừng nào cái cảnh uống nước sông này mới chấm dứt. Tôi bỏ tiền mua dây điện, máy bơm hút nước ngoài sông nhưng do nhà nằm trên cao, mỗi lần đóng điện máy quay mấy tua rồi đứng, cuối cùng cũng nai lưng gánh nước”. Ông Trịnh Văn Xuân, Phó Ban thôn Suối 1, cho biết: “Toàn thôn có 291 hộ dân, cái cảnh khát nước cơ cực năm nào cũng lập lại. Người dân ở đây mong ước nếu Nhà nước đầu tư công trình nước sạch thì tốn tiền mấy họ cũng bắt ống đưa nước về dùng”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.