| Hotline: 0983.970.780

Cá lóc bổ dưỡng, chữa nhiều bệnh

Thứ Ba 30/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm, chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.

Cá lóc (còn có tên là cá tràu, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp…), có tên khoa học: Ophiocephalus striatus. Đây là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch.

Mỗi vùng đều gọi loài cá này với tên khác nhau: Nhiều tỉnh phía Bắc gọi là cá quả, cá sộp; các tỉnh trong Nam gọi là cá lóc, miền Trung xứ Quảng gọi là cá tràu. Một vài trường hợp người ta còn gọi nó là cá lóc đen để phân biệt với cá lóc bông.

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu. Theo ẩm thực dưỡng sinh, cá lóc cho tác dụng cao nhất vào mùa hạ để trừ thấp nhiệt do mùa này sinh ra.

Sau đây là một số món ăn bỗ dưỡng và chữa bệnh:

 - Chữa thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250 g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần

- Chữa trĩ: Cá lóc (200g) trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá dấp cá và các loại rau thơm khác như ngò tàu, rau quế, húng chanh.

- Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 1 con (400g), đông quỳ tử (24g), hồng sâm (9g), hoài sơn (30g), sinh hoàng kỳ (30g), lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.

-Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng: Cá lóc 1 con (250g), đậu đỏ (50g), vỏ bí đao (30g). Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước.

- Chữa tiểu rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàng: Cá lóc 1 con ( 500g), giá đậu xanh (150g), cà chua (100g), me (70g), gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.

- An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí: Cá lóc 1 con (500g), táo đỏ (10 quả), táo tây vỏ đỏ (2 quả), gừng tươi (2 lát), gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng.

- Bổ não, tăng trí nhớ, chữa các bệnh đau đầu, hay quên: Cá lóc (500g) rửa sạch để ráo, khứa xéo trên thân cá rồi ướp gừng, xì dầu, tương hột, tiêu bột. Hấp cách thủy 2 tiếng ăn với cơm.

- Dưỡng huyết, chữa tiểu ra máu do tỳ hư: Cá lóc (250g) thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm