| Hotline: 0983.970.780

Cá nhân ký, sao bắt tập thể chịu trách nhiệm?

Thứ Ba 05/11/2013 , 09:44 (GMT+7)

Với tốc độ khai thác, tận thu tài nguyên như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang): Ngày xưa ông bà ta có câu "rừng vàng biển bạc", đất đai phì nhiêu, nguồn nước vô tận, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, ta tha hồ khai thác, tận hưởng, song sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự khai thác của con người đã đem lại hệ lụy làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, thậm chí tiêu diệt nguồn dự trữ sinh thái một cách trầm trọng và đe dọa đến sự sống của con người và muôn vật.

Với tốc độ khai thác, tận thu như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. Tất cả cũng bởi việc ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mà người ra quyết định cùng lắm chỉ bị phê bình, khiển trách. 


ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy

Đó là hàng loạt công trình, dự án như mía đường, xi măng lò đứng, sân bay, bến cảng, thủy điện, thủy lợi, chợ v.v... Nguyên nhân là các quyết định đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính KT-XH, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn dẫn đến tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng mà không phát huy tác dụng. Dù hậu quả thấy rất rõ nhưng cuối cùng không ai phải chịu trách nhiệm và cũng chưa thấy một văn bản nào chỉ ra, chỉ cụ thể trách nhiệm của người ra quyết định đó là gì?

Tôi thấy nhiều điểm VN khác các nước trên thế giới ở việc quyết định do cá nhân nhưng hình thức là tập thể để rồi khi xảy ra chuyện thì tập thể chịu trách nhiệm (có nghĩa không ai phải chịu trách nhiệm cả). Tiếp theo, cơ quan này lại đổ lỗi cho cơ quan kia, có người thì cho là lỗ hổng của hệ thống, của cơ chế mà suy cho cùng hệ thống cơ chế đó cũng do con người đặt ra. Vì vậy lần này sửa luật cần phải tìm lỗ hổng của cơ chế để bít nó lại nếu không mọi nỗ lực của chúng ta sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.

ĐB Đặng Thị Kim (Phú Yên): Nhiều dự án làm đường giao thông xong thì ngành cấp thoát nước lại đào lên, rồi điện, bưu chính viễn thông, công trình đô thị... Ngành này dẫm đạp lên ngành kia gây thất thoát ngân sách, vừa mất mỹ quan nhưng chưa có ai làm trọng tài để xử lý.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm