| Hotline: 0983.970.780

Cả nước tồn kho trên 400.000 tấn đường

Thứ Sáu 09/03/2018 , 14:50 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện các nhà máy đường trên cả nước đang tồn kho 387.379 tấn, các công ty thương mại tồn kho 14.642 tấn, đồng thời việc tiêu thụ vẫn gặp rất nhiều khó khăn do Hiệp định ATIGA.

Sản xuất từ đường thô trong kỳ đạt 9.174 tấn, trong đó từ đường thô nhập khẩu 5.875 tấn và từ đường thô trong nước 3.299 tấn. Lũy kế đến 15/2/2018, các nhà máy trực thuộc hiệp hội sản xuất được 127.309 tấn. Riêng nhà máy Nước Trong - Tây Ninh đã hết vụ nên ngưng sản xuất từ ngày 31/1/2018.

Về sản xuất từ mía, từ 1/2 - 15/2 các nhà máy đường ép được trên 1,2 triệu tấn mía, sản xuất được 118.452 tấn đường, trong đó có 40.000 tấn đường luyện. Lũy kế đến tháng 2/2018 đã ép được hơn 6 triệu tấn mía, sản xuất 452.693 tấn đường, trong đó có 155.543 tấn đường luyện.

Cập nhật giá cả thị trường thời gian qua cho thấy giá thu mua mía có chiều hướng giảm, giá mía 10 CCS (đ/kg) thu mua tại ruộng dao động 800 - 900 đồng/kg, giảm khoảng 200 đồng/kg. Tuy nhiên, vẫn có một số vùng mía nguyên liệu giữ được giá thu mua mía trên 1.000 đồng/kg như: Phan Rang, Trị An, TTC Gia Lai, TTC Tây Ninh, Nông Cống, Lam Sơn (Thanh Hóa).

Về giá đường thế giới, hiện đường trắng No5 Luân Đôn giao kỳ hạn tháng 3/2018 xung quanh 358 USD/tấn; Đường thô No11 New York (cents/lb) giao kỳ hạn tháng 3/2018 là 13,63. Với giá đường trong nước, thị trường Hà Nội và TP.HCM đường kính trắng đang được bán giá 12.200 - 12.800 đồng/kg, đường tinh luyện 14.400 - 15.200 đồng/kg và đường vàng 12.400 đồng/kg, thấp ngang giá đường Thái Lan nhập lậu tại phía Nam.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm