| Hotline: 0983.970.780

Cà phê, rượu không liên quan đến bệnh động kinh

Thứ Tư 02/12/2009 , 12:19 (GMT+7)

Việc phụ nữ uống cà phê hay rượu không có mối liên hệ gì với việc sinh con mắc bệnh co giật hoặc động kinh.

Một nghiên cứu mới nhất của tiến sỹ Barbara Dewoleiciji cùng các đồng nghiệp thuộc Học viện y Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, việc phụ nữ uống cà phê hay rượu không có mối liên hệ gì với việc sinh con mắc bệnh co giật hoặc động kinh.

Tuyên bố này đi ngược lại những kết quả nghiên cứu trước đó cho rằng các chất như nicotin, cafein và alcohol có thể gây mắc bệnh co giật hoặc động kinh.

Để chứng minh cho kết luận trên, các nhà khoa học đã phân các đối tượng tham gia nghiên cứu thành hai nhóm, trong đó nhóm I sử dụng hơn 400mg cafein/ngày và nhóm II sử dụng dưới 200mg cafein/ngày.

Sau khi tiến hành nghiên cứu so sánh hai nhóm đối tượng thí nghiệm, các nhà khoa học đã không phát hiện mối quan hệ giữa cafein với xác suất gây bệnh co giật hoặc động kinh

Các nhà khoa học cũng tiến hành đối chiếu 3 nhóm tham gia thí nghiệm, trong đó nhóm I gồm những người chưa từng uống rượu, nhóm II uống từ 0,1g-15,9g/ngày và nhóm III uống hơn 30g/ngày.

Sau khi tiến hành nghiên cứu so sánh 3 nhóm đối tượng, các nhà khoa học cũng không phát hiện mối quan hệ giữa alcohol với bệnh co giật hoặc động kinh.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.