| Hotline: 0983.970.780

Cá tra sẵn sàng vượt rào!

Thứ Tư 12/02/2014 , 09:33 (GMT+7)

Ngày 7/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ ký quyết định thông qua Dự luật nông trại năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) không nên quá lo lắng về dự luật này.

Ngày 7/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ ký quyết định thông qua Dự luật nông trại (Farm Bill) năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) không nên quá lo lắng về dự luật này.

“Chưa có gì đáng lo”

Theo ông Tuấn, một trong những điểm mới của Dự luật nông trại 2014 vừa được Mỹ thông qua là chuyển chức năng giám sát cá da trơn, trong đó có cá tra/basa của Việt Nam, từ Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Ngoài ra, trước đây, nếu Luật nông trại 2008 không quy định cá tra/basa của Việt Nam nằm trong danh mục cá nheo, mà do Bộ Nông nghiệp Mỹ tự xếp vào danh mục, thì nay Dự luật nông trại 2014 đã quy định chi tiết, tức là xếp cá tra/basa của Việt Nam vào danh mục này.

Ngoài ra, nếu Luật nông trại 2008 của Mỹ chỉ quy định FDA có chức năng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không quản lý về vùng nuôi, vùng nuôi do phía Việt Nam tự lo về chất lượng hoặc do một tổ chức thứ ba đứng ra chứng nhận, thì nay khi USDA giám sát, đơn vị này sẽ quản lý vùng nuôi, bắt buộc phải theo tiêu chuẩn, yêu cầu của USDA đưa ra mới chấp nhận cho NK.

Những tiêu chuẩn khác cho con cá tra như ASC - tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm; Global GAP- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu… dù DN Việt Nam đã đạt được trước đó, cũng không được chấp nhận.


Làm thế nào để kiểm soát sản lượng, chất lượng cá tra là câu hỏi lớn

“Thực ra, dù có 3 điểm mới so với Luật nông trại 2008, song việc Mỹ thông qua Dự luật nông trại 2014 cũng không có gì là bất ngờ. Bởi Mỹ đã chuẩn bị đưa vào dự luật từ cách đây khoảng 5-6 năm. Bên cạnh đó, việc các nước NK nói chung, Mỹ nói riêng, đưa ra các tiêu chuẩn, các điều kiện như một hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước là điều rất bình thường”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng khẳng định, việc thông qua dự luật trên trước mắt chưa ảnh hưởng đến XK cá tra/basa của Việt Nam vào Mỹ. “Trong vòng 60 ngày tới, USDA sẽ phải xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Tiếp theo là việc thỏa thuận chức năng, nhiệm vụ và bàn giao công việc giữa USDA với FDA. Cuối cùng, việc luật trên có được thực thi hay không còn phụ thuộc vào Quốc hội Mỹ có thông qua ngân sách hay không?

Như vậy, kể cả trong trường hợp ngân sách có sẵn dành cho thực thi luật, thì nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015 mới có thể thực hiện được. Tức là trong năm 2014, việc sản xuất và XK cá tra/basa của Việt Nam chưa có gì đáng lo, ngoài việc bị tác động về mặt tâm lý”, ông Tuấn phân tích.

Thúc đẩy tái cơ cấu ngành nuôi cá tra/basa

Những năm qua, sản phẩm cá tra Việt Nam hoàn toàn đáp ứng yêu cầu XK vào các nước, kể cả Mỹ, bởi khi XK, sản phẩm cá tra Việt Nam đã đạt được rất nhiều chứng nhận như: HACCP - phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn, được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc trong quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm; ASC, GlobalGAP…

“Thật ra, không riêng gì cá tra/basa, bất cứ một loại hàng hóa nào, khi hội nhập kinh tế thế giới, đều phải chấp nhận những rào cản kỹ thuật. Chúng ta nên coi việc thông qua dự luật lần này của Mỹ là hết sức bình thường, bởi xét cho cùng, đây cũng là một nhân tố thúc đẩy tái cơ cấu ngành nuôi cá tra/basa của Việt Nam”, ông Tuấn nói.


Cá tra/basa Việt Nam đang chiếm 76% thị phần tại Mỹ

Từ thực tế, sau nhiều vụ kiện chống bán phá giá cá tra/basa, vị thế của hàng thủy sản XK của Việt Nam ngày càng được nâng lên, được thế giới biết đến. Qua đó, có rất nhiều đơn hàng của các thị trường khác nhau, nhất là một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU, tìm đến với thủy sản Việt Nam.

Ngoài ra, việc tiếp cận sản xuất sản phẩm theo chuỗi, theo quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt đã khuyến khích người dân và DN thực hiện bấy lâu nay theo các bộ tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC...

“Vì vậy nếu chúng ta có sự điều chỉnh hợp lý về mặt quản lý, công tác XK, tổ chức chứng nhận… cho phù hợp với Dự luật nông trại 2014 của Mỹ thì cá tra/basa của Việt Nam vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu xuất sang thị trường này”, ông Phạm Anh Tuấn cho hay.

+ “Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ còn 2 tháng nữa để đưa ra những điều kiện cụ thể để thực thi dự luật này nên chúng ta còn chờ cơ quan này sẽ đưa ra những điều kiện gì, ví dụ như các điều kiện về nuôi trồng, chế biến, nhãn mác và vấn đề kiểm soát có phù hợp hay không? 
Sau đó, chúng ta mới đưa ra những quyết định cuối cùng để khẳng định tính chất khoa học, pháp lý có phù hợp hay không? Dựa trên những yếu tố đó, chúng ta mới có những đánh giá và phản ứng cuối cùng”, ông Phạm Anh Tuấn.

+ Trong năm 2013, Việt Nam đã XK gần 100.000 tấn cá tra/basa sang Mỹ, đạt giá trị khoảng 300 triệu USD. 5 năm qua thị phần cá tra/basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ 37% lên 76%, trong khi đó, sản xuất cá da trơn nội địa của Mỹ lại giảm 40%. Người tiêu dùng Mỹ tăng việc tiêu thụ các tra/basa Việt Nam là do giá cá da trơn nội địa quá cao.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm