| Hotline: 0983.970.780

Các cây thông dụng có tác dụng trị tiểu đường

Thứ Sáu 15/12/2017 , 07:25 (GMT+7)

Tốc độ gia tăng nhanh chóng của tiểu đường được ví như đại dịch của thế kỷ 21. Kể cả người lớn và trẻ em, bệnh không trừ một ai, đặc biệt số người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường theo lối sống lành mạnh.

Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc Nam đã được nhiều người bệnh áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Dưới đây là một số cây thuốc Nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

* Cây dâm bụt: Tên gọi khác xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Tên khoa học Hibiscus Rosa- sinensis. Họ bông (Malvaceae). Cây mọc ở dưới chân núi nơi trống nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu. Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi. Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa. Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

 

Dưới đây là vài phương thuốc chữa tiểu đường (chọn một sau):

- Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.

- Rễ dâm btụ tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

- Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống

* Rễ cây chuối già: Tên gọi khác Ba tiêu đầu. Tên khoa học Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Thu hái và chế biến, Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô. Tính năng Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp. Liều dùng: 30-120g. Người tỳ vị hư nhược không đựơc dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau (tùy chọn 1):

- Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày .

- Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống trong ngày.

- Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống hằng ngày.

* Lá ổi: Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp. Tên khoa học: Psidium guỵava. Họ Sim (Myraceae).

 

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô. Quả hái lúc quả chín, ép lấy nước. Tính năng Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết. Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g. Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau (tùy chọn 1):

- Lá ổi 30g ( tươi 50g), sắc uống thay nước trà

- Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống

- Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày. Uống nhiều ngày.

- Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắop tươi 100g. Nấu nwocs uống cả ngày.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất