| Hotline: 0983.970.780

Các DN đăng ký dự trữ hàng Tết: Tiền nhận đủ, hàng thiếu be bét

Thứ Năm 07/01/2010 , 10:39 (GMT+7)

Sở Công thương TPHCM cùng các Sở NN- PTNT, Tài chính, KH- ĐT và Quỹ đầu tư tổ chức họp báo về việc kiểm tra các DN tham gia bình ổn. Qua đó phát hiện nhiều DN đã không dự trữ hàng như cam kết ban đầu.

Chiều qua 6/1, Sở Công thương TPHCM cùng các Sở NN- PTNT, Tài chính, KH- ĐT và Quỹ đầu tư tổ chức họp báo về việc kiểm tra các DN tham gia bình ổn giá cả Tết trên địa bàn. Qua đó phát hiện nhiều DN đã không dự trữ hàng như cam kết ban đầu.

Bà Quách Tố Dung, PGĐ Sở Công thương TPHCM cho biết, bên cạnh một số DN thực hiện khá tốt như Cty CP Chế biến Thực phẩm Cầu Tre, Cty Lương thực TPHCM, Cty CP Thành Thành Công, Huỳnh Gia Huynh Đệ, Ba Huân…thì hầu hết các DN khác hàng dự trữ chưa đủ số lượng so với đăng ký.

Cụ thể, Cty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn tham gia bình ổn 2.100 tấn đường, dầu ăn 500 tấn. Kiểm tra kho cho thấy có 800 tấn đường, dầu ăn 200 tấn. Lượng hàng còn lại theo DN này báo cáo là cung ứng theo lượng bán hàng luân chuyển hàng tháng! Cty Vissan bình ổn 3.500 tấn thịt heo; trâu bò 550 tấn; thực phẩm chế biến 2.000 tấn; rau củ quả 1.000 tấn. Kiểm tra chỉ mới có 2.905 tấn heo, 12 tấn trâu bò, 738 tấn thực phẩm chế biến. Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) với 1.500 tấn gạo, 1.300 tấn nếp, 1.000 tấn dầu ăn, 1.400 tấn thịt heo, 150 tấn trâu bò, 1.000 tấn gà vịt, 500 tấn thực phẩm chế biến và 1.000 tấn rau củ quả. Kiểm tra các kho Saigon Co.op có 400 tấn gạo, 350 tấn dầu ăn. Các mặt hàng khác đơn vị cung cấp chứng từ ký kết thu mua theo kế hoạch giải ngân với quỹ đầu tư.

Liên quan đến thông tin gần đây Vissan tăng giá bán thực phẩm chế biến làm người tiêu dùng nghi ngờ đơn vị này không thực hiện cam kết bình ổn giá, bà Dung cho biết, Vissan đã giải thích có tăng giá thực phẩm chế biến nhưng đó chỉ là 13 mặt hàng thịt bò chế biến, còn 120 mặt hàng khác không tăng giá bán. “Các DN tham gia bình ổn nếu bán quá giá đăng ký sẽ bị xử lý như thu hồi tiền chênh lệch giá, và không được tham gia bình ổn cho những năm tiếp theo. DN vi phạm buộc phải đóng lãi suất hiện hành” (Bà Quách Tố Dung)

Một DN thực phẩm lớn giữ vai trò chủ chốt như TCty Nông nghiệp Sài Gòn đăng ký bình ổn 2.000 tấn thịt heo, gà thả vườn 500 tấn, thực phẩm chế biến 100 tấn thì kiểm tra cũng chỉ có 10.000 con heo, ký hợp đồng bên ngoài 10.000 con, gà thả vườn có 430 tấn, tư nuôi 70 tấn và thực phẩm chế biến mới có 20 tấn. TCty Thương mại Sài Gòn tham gia 1.000 tấn gạo trắng thường, 500 tấn gạo thơm. Kiểm tra kho có 200 tấn gạo thơm, còn gạo thường được báo cáo là dự trữ các kho ở siêu thị của đơn vị. Trước sự truy vấn và lo lắng của lãnh đạo TPHCM, các DN “hứa” số hàng còn lại sẽ tiếp tục bổ sung tiếp vì thời gia vẫn còn…gần cả tháng.

Trong khi đó, Sở Công thương khẳng định 13 DN tham gia bình ổn giá tính đến ngày 5/1/2010 đã có 9 DN được giải ngân 100% vốn vay ưu đãi không tính lãi suất. Các DN còn lại như Vissan cũng được giải ngân được 97%, TCty Nông nghiệp Sài Gòn 95%, Saigon Co.op 91% nên việc chưa thực hiện cam kết là không đúng trách nhiệm và rất dễ “vỡ kế hoạch”, làm thị trường Tết biến động khó lường.

Bà Quách Tố Dung cho biết, các đơn vị tham gia bình ổn đã đăng ký giá Tết như sau: 2.300 đồng/trứng vịt, giảm 200 đồng/trứng so với Tết năm ngoái. Gà ta 90.000 đồng/kg, thịt vịt không vượt quá 50.000 đồng/kg (tương đương năm ngoái). Giá đường 17.000 đồng/kg, dầu ăn từ 22- 24.000 đồng/lít. Gạo 25% tấm 8.000 đồng/kg, gạo 5% tấm 8.500 đồng/kg, gạo thơm từ 11.500 đồng- 13.500 đồng/kg.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm