| Hotline: 0983.970.780

Các lâm trường ở Yên Bái vỡ nợ: "Thây ma" không chôn được

Thứ Tư 24/08/2011 , 09:29 (GMT+7)

Nhiều lâm trường ở Yên Bái hiện đang ngắc ngoải chờ chết vì vỡ nợ. Càng ngày, những lâm trường đó càng lâm vào sự khốn cùng, sống mà như chết…

Rừng của các LT đều giao khoán cho người dân trồng, khai thác

Nhiều lâm trường ở Yên Bái hiện đang ngắc ngoải chờ chết vì vỡ nợ. Đã mấy năm nay người ta chờ đợi một toa thuốc thần kỳ làm sống lại những lâm trường đang nắm giữ hàng ngàn ha rừng và đất rừng. Nhưng buồn thay, những lâm trường đó càng lâm vào sự khốn cùng, sống mà như chết…

Gần một năm nay Lâm trường Yên Bình vẫn lùng nhùng việc bổ nhiệm chức danh GĐ lâm trường. Một cán bộ tổ chức ở Sở NN-PTNT Yên Bái nói rằng: Việc bổ nhiệm, hay miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các LT bây giờ do UBND tỉnh. Bởi, các lâm trường đã chuyển thành Cty Lâm nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sở Nội vụ lại yêu cầu Sở NN-PTNT làm tờ trình. Việc này là việc của Sở Nội vụ, chứ không phải việc của Sở NN-PTNT. Sở NN-PTNT chỉ quản lý về mặt nhà nước.

Ông Phạm Đăng Hân- PGĐ phụ trách LT Yên Bình cho biết: Tháng 11/2011 UBND tỉnh Yên Bái có quyết định chuyển LT Yên Bình thành Cty Lâm nghiệp Yên Bình, nhưng chưa bổ nhiệm chức danh Chủ tịch và GĐ nên chưa đăng ký được giấy phép kinh doanh, hiện vẫn sử dụng con dấu cũ của LT. Mọi hoạt động vay vốn ngân hàng đều không thực hiện được.

LT Yên Bình đang ngắc ngoải, sống chẳng ra sống mà chết cũng chẳng ra chết, nợ nần ngập đầu. Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái, dư nợ của LT đến ngày 19/8/2011, bao gồm nợ gốc 2,74 tỷ, nợ lãi 1,233 tỷ, tổng nợ 3,973 tỷ. Ngoài ra LT còn nợ Cty Việt-Nhật (ViJachip CL) khoảng 1 tỷ tiền vay chưa thanh toán nổi. Các tài sản đáng giá của LT đều đã cầm cố ở ngân hàng, hiện cán bộ và công nhân đang phải thế chấp nhà cửa của gia đình tại ngân hàng để vay vốn trồng rừng và kinh doanh. Ông Trần Văn Bảo- GĐ Ngân hàng Phát triển Yên Bái ngán ngẩm: Tình hình thu nợ của LT Yên Bình là rất khó khăn, nếu không có cách nào khác thì số nợ đó không biết lấy đâu ra để trả ngân hàng.

LT Văn Chấn thì đã có quyết định thành lập Cty Lâm nghiệp, nhưng việc bàn giao giữa GĐ cũ và GĐ mới gần một năm nay chưa xong. Tháng 4/2011, Sở NN-PTNT Yên Bái đã có văn bản thúc giục bàn giao, nhưng đến nay việc bàn giao vẫn dậm chân tại chỗ, nên LT gần như không hoạt động gì. Nếu có bàn giao thì cũng chẳng có vốn để hoạt động, chẳng khác gì đã chết.

Hai LT coi như đã chết, đó là LT Văn Yên và Lục Yên mấy năm nay không hoạt động gì. LT Văn Yên hiện đang nợ Ngân hàng Phát triển Yên Bái 3,378 tỷ, trong đó nợ gốc 2, 282 tỷ, nợ lãi 1,096 tỷ. Ông Nguyễn Văn Nguyên- GĐ than thở: Chúng tôi muốn giải thể lắm rồi, còn bây giờ cứ ngồi ôm món nợ thế này chả biết bao giờ trả được, lãi cứ đẻ ra. Nhà nước có bắt tù thì chúng tôi cũng phải chịu thôi.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái lắc đầu ngán ngẩm: Đó là những "thây ma" không chôn được. Việc giải quyết những "thây ma" đó như thế nào, thì tỉnh dường như đang bế tắc.

Thê thảm nhất là LT Lục Yên, hiện đang nợ Ngân hàng Phát triển Yên Bái 8,065 tỷ (lấy tròn số), bao gồm nợ gốc là 6,671 tỷ, nợ lãi 1,394 tỷ. Số nợ này của 5 dự án trồng rừng, chăm sóc rừng từ năm 1997 đến năm 2003 và 2 dự án trồng và chăm sóc chè năm 2001 và năm 2002, dự án mở rộng xưởng giấy đế vàng mã xuất khẩu. Ngoài ra LT Lục Yên còn nợ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Yên Bái là 5,545 tỷ (lấy tròn số). Trong đó nợ ngắn hạn 4,738 tỷ, nợ trung dài hạn 806,2 triệu và 8.811,03 USD.

Ngày 5/7/2011 Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Đầu tư tỉnh Yên Bái đã cùng nhau lập biên bản phát mại tài sản thế chấp đối với LT Lục Yên để thu hồi nợ. Bao gồm các tài sản hình thành từ vốn vay: Máy móc thiết bị dây chuyền SX giấy đế, nhà cửa, vật kiến trúc, công trình phụ trợ, quyền sử dụng đất…LT Lục Yên không chỉ nợ các ngân hàng mà còn nợ nhiều bạn hàng khác, theo Sở Tài chính Yên Bái thì LT Lục Yên nợ tới 25,5 tỷ. Dẫu có bán tất cả tài sản thì LT Lục Yên cũng không thể trả hết nợ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm