| Hotline: 0983.970.780

Các mô hình mẫu ở Đạ Huoai

Thứ Hai 09/06/2014 , 08:30 (GMT+7)

Huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng phấn đấu trong năm 2014 sẽ có 2 xã cơ bản đạt chuẩn về NTM là Đạ Oai và Hà Lâm.

Cùng với đó, các xã Đạ Tồn, Đạ Mri và Mađagui phấn đấu đạt 12 - 14 tiêu chí; và các xã còn lại là Đạ Ploa, Đoàn Kết và Phước Lộc đạt từ 7 - 9 tiêu chí.

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG DÂN

Trước hết, điều đáng ghi nhận ở Đạ Huoai trong hơn 3 năm xây dựng NTM đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức nhân dân làm công trình và Nhà nước hỗ trợ vật tư chính. Đến nay, một trong những thành quả rất đáng ghi nhận ở Đạ Huoai là huyện đã tổ chức xây dựng được gần 13 km đường GTNT với tổng kinh phí lên đến hơn 12 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp hơn 4,2 tỷ đồng, 25.600 m2 đất và 12.650 ngày công lao động.

Cùng đó, Đạ Huoai cũng đã xây dựng 1 nhà văn hóa xã và 18 nhà văn hóa thôn có tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 5 tỷ đồng. Thêm nữa, với 2 công trình thủy lợi Đạ Kon Boss (xã Đạ Ploa) và hồ Đạ Đắk (xã Phước Lộc) với tổng kinh phí hơn 105 tỷ đồng, người dân trong vùng đã tự nguyện hiến đất và cây trồng để xây dựng hệ thống kênh mương với diện tích 12.810 m2 là điều rất đáng ghi nhận.

CÁC MÔ HÌNH MẪU

Trong xây dựng NTM ở Đạ Huoai, ngoài huy động sức dân thì việc xây dựng mô hình mẫu cũng được xem là hết sức quan trọng để mang sự lại thành công. Điều đáng quan tâm trong xây dựng NTM ở Đạ Huoai là gắn việc thực hiện đề án chuyển đổi cây điều và cải tạo cây ăn quả mà huyện đã đề ra trước đó với việc xây dựng NTM.

Theo số liệu báo cáo của cơ quan chức năng, từ 2010 đến nay, huyện đã tổ chức chuyển đổi và cải tạo được 2.600 ha cây trồng các loại; trong đó có 650 ha sầu riêng, 228 ha măng cụt, 1.001 ha cao su, 464 ha ca cao, 178 ha keo lai và 22 ha chôm chôm.

Điều đặc biệt là huyện đã hình thành được nhiều mô hình cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình sầu riêng ghép chất lượng cao: Mô hình này được thực hiện chủ yếu ở các xã và thị trấn phía bắc và các khu vực có khả năng tưới nước ở các xã phía nam của huyện.

Qua vài năm thực hiện mô hình thâm canh sầu riêng ghép tại các xã Đạ Ploa, Hà Lâm, Đạ Oai..., huyện Đạ Huoai đã thống kê được con số thu nhập mỗi năm của mô hình này lên đến 250 - 420 triệu đồng/ha. Trong đó, điển hình là hộ ông Trần Nhơn ở thôn 1, xã Đạ Oai: Ông Nhơn có 0,75 ha trồng sầu riêng ghép Dona với 95 cây cho thu hoạch (trồng năm 2002). Năm 2013, sản lượng vườn sầu riêng của ông Nhơn đạt 17 tấn, doanh thu đạt 306 triệu đồng; trừ chi phí, ông Nhơn còn lãi 256 triệu đồng (nếu tính cho 1 ha thì mức lãi này đạt khoảng 348 triệu đồng/năm).

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Thanh cũng ở thôn 1 xã Đạ Oai có 80 cây sầu riêng Dona trồng năm 2002 trên diện tích khoảng 0,7 ha. Năm 2013, sản lượng vườn sầu riêng của ông Thanh đạt 15 tấn; sau khi trừ chi phí, lãi 244 triệu đồng.

Đến nay, ở Đạ Huoai đã có nhiều hộ nông dân trồng sầu riêng ghép đạt lãi cao như hộ ông Lê Văn Hải ở thôn 2, xã Đạ Ploa (lãi 413 triệu đồng/ha/năm); hộ các ông Lương Văn Đoàn (xã Đạ Mri), Vương Văn Phú, Nguyễn Xuân Diệp (xã Hà Lâm), Nguyễn Văn Oanh (Đạ Oai), Mai Văn Dược (Phước Lộc)... có thu nhập từ cây sầu riêng từ 300 - 420 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, trong xây dựng NTM, Đạ Huoai cũng đã chú trọng xây dựng được một số mô hình khác như mô hình trồng chè xen dưới tán cây lâu năm, mô hình trồng dâu nuôi tằm, mô hình trồng cao su tiểu điền...  Theo UBND huyện Đạ Huoai,  nhằm khống chế cỏ dại, hạn chế xói mòn đất tại các khu vực có địa hình tương đối dốc nhưng có khả năng tưới nước vào mùa khô, cùng với các loại cây trồng xen khác, cây chè đã được người dân đưa vào trồng xen dưới tán cây lâu năm và đã mang lại kết quả khả quan. Trong đó, điển hình là các hộ K’Brớt ở xã Phước Lộc, Phạm Hà ở xã Đạ Mri, Trần Đình Phước ở thị trấn Đạ Mri... có thu nhập thêm từ 40 - 50 triệu đồng/năm/ha từ cây chè trồng xen. Với cây cao su tiểu điền, nhiều hộ có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/ha/năm như các hộ Mai Văn Cường, Đinh Thị Nhân, Trương Thông, Nguyễn Văn Hiệp, Huỳnh Đức Hồng... ở xã Đoàn Kết.

Như trên đã nói, năm 2014 này, huyện Đạ Huoai phấn đấu có 2 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM là Đạ Oai và Hà Lâm; cùng đó, có 3 xã Mađagui, Đạ Tồn và Đạ Mri đạt 12 - 14 tiêu chí; và 3 xã còn lại là Đạ Ploa, Đoàn Kết và Phước Lộc đạt từ 7 - 9 tiêu chí NTM. Hy vọng với các làm đúng, đến năm 2018, Đạ Huoai đạt tiêu chí NTM như lộ trình đã vạch sẵn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm