| Hotline: 0983.970.780

Các nhà đầu tư ký cam kết đầu tư 6 dự án với trên 18.600 tỉ đồng tại Tuyên Quang

Thứ Hai 27/02/2017 , 15:02 (GMT+7)

Sáng 27/2, tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và các nhà đầu tư đã tham dự.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ngày 26/2, trong cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang, đoàn công tác của Chính phủ đã giải quyết 10 kiến nghị của tỉnh, trong đó có kiến nghị xây dựng đường cao tốc từ Phú Thọ tới Tuyên Quang dài 40 km, nối với cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

14-33-52_nqh_5991-1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
 

“Tôi hoan nghênh các nhà đầu tư, trong đó có nhiều nhà đầu tư tên tuổi trong nước và quốc tế có nhiều tiềm năng tài chính, kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương Tuyên Quang và vì lợi ích của đơn vị mình đã lên đây, nơi Thủ đô kháng chiến, để tham gia làm ăn, đầu tư”, Thủ tướng nói và chỉ ra nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh của Tuyên Quang. Đó là giàu truyền thống văn hóa, đất rộng và tốt, nguồn nước phong phú. Đặc biệt, tỉnh có nhiều lợi thế mềm như có nhiều đổi mới, cầu thị, chịu khó, có quyết tâm, khát vọng lớn để phát triển; nguồn nhân lực được quan tâm.

Bên cạnh đó, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế lâm nghiệp, cụ thể là nghề rừng, trồng dược liệu, du lịch, dịch vụ cùng với năng lượng tái tạo và trên 200 điểm khoáng sản là những thế mạnh của Tuyên Quang mà các nhà đầu tư có thể tìm hiểu, khai thác.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng do hoàn cảnh khách quan, đặc biệt là hạ tầng cứng, nhất là giao thông, cùng với tổ chức quản lý ở địa phương, trình độ dân trí nên Tuyên Quang còn là tỉnh nghèo, thu nhập còn thấp, chưa tận dụng được tiềm năng, thế mạnh.

Thủ tướng cho rằng để Tuyên Quang thu hút đầu tư phát triển, trước hết phải xã hội hóa mạnh mẽ, kể cả đầu tư hạ tầng. “Trước đây chúng ta hay nói về đầu tư Nhà nước nhưng Nhà nước không có nguồn lực nhiều. Kinh tế tư nhân là động lực phát triển của kinh tế Việt Nam. Chúng ta phải vận dụng điều này”, Thủ tướng nói.

Tỉnh cần có quy hoạch tốt, tránh mâu thuẫn trong phát triển. Giữ môi trường sống xanh, sạch. Đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Tiếp tục cải cách, đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính cho môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất. Bảo đảm quyền lợi lâu dài cho doanh nghiệp với tinh thần hai bên cùng có lợi, cùng thắng.

Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng mong muốn nên có chiến lược kinh doanh lâu dài, có tầm nhìn. Lưu ý doanh nghiệp đối xử đúng mức với người lao động, Thủ tướng đề nghị tạo môi trường sống tốt, nhân văn, chan hòa, tái sản xuất sức lao động cho công nhân.

“Hôm qua tôi thăm nhà máy mới ở Tuyên Quang. Các đồng chí làm trong 7 tháng thì xong, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động là rất đáng mừng. Tôi có trao đổi nhiều thứ nhưng tôi có hỏi bếp ăn tập thể ở đây liệu có xảy ra mất an toàn thực phẩm cho công nhân hay không?”, Thủ tướng cho biết.

Một điều nữa Thủ tướng nhắn nhủ các doanh nghiệp là “nói và làm”, thực hiện đúng các cam kết đầu tư. Bên cạnh đó, phải chú ý bảo vệ môi trường, nhất là đối với một số ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm khi Tuyên Quang là đầu nguồn nước của lưu vực đồng bằng, Thủ đô Hà Nội.

14-33-52_thu-tuong-thm-qun-sn-phm-truyen-thong-cu-tinh-1
Thủ tướng tham quan sản phẩm truyền thống của tỉnh Tuyên Quang
 

Thủ tướng khẳng định kiên trì xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, tạo mọi điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền tài sản của người dân theo Hiến pháp.

Chính phủ tạo môi trường tốt cho kinh doanh, minh bạch trong quản lý, điều hành chính sách theo tín hiệu thị trường, tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh. Cải cách mạnh mẽ hơn, đổi mới hơn nữa. Giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền.

Nhấn mạnh bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, Thủ tướng nói: "Tôi hiểu nhà đầu tư đã bỏ tiền, bỏ của, bỏ sức lực vào đầu tư, nhất là ở những vùng khó khăn thế này thì mình cần quan tâm hơn, để các nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài. Chính sách phải theo hướng bền vững đó, chứ không phải chính sách sớm nắng chiều mưa”.

Chính phủ cũng sẽ giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, thân thiện với mọi quốc gia trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Trong khó khăn, Chính phủ tiếp tục dành nguồn lực với các hình thức khác nhau để phát triển mạnh mẽ hạ tầng, gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm để tạo điều kiện cho phát triển.

Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã trao chủ trương đầu tư cho 6 nhà đầu tư, đầu tư vào các dự án du lịch nghỉ dưỡng, chăn nuôi, chế biến gỗ… với tổng vốn 3.700 tỉ đồng. Đại diện tỉnh Tuyên Quang và các nhà đầu tư đã ký cam kết thỏa thuận đầu tư 6 dự án với tổng mức vốn trên 18.600 tỉ đồng trong lĩnh vực sản xuất giấy, chế biến gỗ, thủy điện, thể thao…

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm