| Hotline: 0983.970.780

Các trục liên minh châu Á - nhìn đâu cũng thấy bóng Trung Quốc

Thứ Năm 10/07/2014 , 07:56 (GMT+7)

Moscow đang hâm nóng mối quan hệ với kỳ phùng địch thủ Trung Quốc. Trung Quốc đã chìa cả hai tay với Hàn Quốc. Tokyo thì đang tìm cách đột phá đến Bình Nhưỡng, nước coi Trung Quốc là đồng minh số một hiện nay./ "Sự phản đối của Việt Nam vượt ngoài dự tính của Trung Quốc"/ Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm, và Việt Nam biết điều đó/ Đối đầu với Mỹ sẽ là thảm họa

Washington có một thời gian dài hưởng lợi từ mối quan hệ rạn nứt Nga - Trung thời chiến tranh Lạnh.

Điều đó nay không còn.

Dmitry Trenin - Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow cho rằng quan hệ Nga - Trung đã phát triển đến đỉnh cao về quyền lợi của mỗi bên.

“Họ không hẳn là một liên minh, giữa họ còn nhiều khác biệt và mâu thuẫn, nhưng cả hai lại có mục đích cao cả là thách thức trật tự thế giới do Mỹ hoạch định và đang chiếm thượng phong”, Trenin nói.

“Trung Quốc sốt ruột hơn Nga ở mục tiêu này tuy hai nước đều hiểu rằng đi lẻ để thách thức hệ thống mà Mỹ kiểm soát sẽ không thu được gì”, vẫn là ý kiến của Trenin.


Chủ tịch Tập và Tổng thống Putin uống mừng việc ký hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD (Ảnh: AP)

Biểu tượng cho chính sách “Trục xoay Putin” như người Nga đặt tên cho quan hệ Nga - Trung là hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỷ USD được ký hồi tháng trước.

Ông Putin muốn thoát khỏi sức ép của Mỹ và phương Tây sau “vụ Crimea” đã đột ngột chấp nhận hạ giá cho hợp đồng vốn đàm phán dai dẳng mấy chục năm qua vẫn không thành.

Theo Trenin, quan hệ Nga - Mỹ hay Trung - Mỹ giờ đã ở cấp thấp hơn quan hệ Nga - Trung.

“Vai trò đặc biệt và thống trị của Mỹ ở khu vực địa chính trị Âu - Á từ những năm 1990 giờ đã lùi vào lịch sử”, Trenin nhận định với hãng tin Mỹ AP.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc lại phớt lờ Bình Nhưỡng để đến Seoul bắt tay với bà Park Geun-hye, hành động mà báo chí phương Tây mô tả là làm bẽ mặt Kim Jong Un?

Trên thực tế, đây là thời điểm Trung Quốc không nhận được mấy thiện cảm từ các nước láng giềng.

Đối tác thương mại chính là Nhật Bản thì họ đang có tranh chấp về lãnh thổ trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc đang có hành động xâm hại lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông.

Tương tự là tranh chấp với Philippines, nước đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Triều Tiên thì dù còn phụ thuộc lớn về kinh tế và chính trị vào Bắc Kinh vẫn không ngần ngại phớt lờ để thử vũ khí hạt nhân và có dấu hiệu “đi đêm” với Moscow.

Làm điều gì để thoát khỏi mớ bòng bong này?

Liệu chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình có phải là thọc sau lưng Mỹ?

“Ve vãn Hàn Quốc phục vụ cho tham vọng lớn hơn của họ là xây dựng một mạng lưới liên minh lấy Hoa lục làm trung tâm và gạt Hoa Kỳ cùng Nhật Bản ra rìa”, nhận định của Willy Lam, giáo sư Khoa học chính trị làm việc tại Đại học Hong Kong.

Với vai trò đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc, Chủ tịch Tập chắc chắn rất tự tin với kết quả chuyến đi đến Seoul.

Còn theo Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc cho CIA, “Bắc Kinh còn bắn tín hiệu để Seoul hiểu rằng họ là mới có giải pháp cho cuộc khủng hoảng với Triều Tiên chứ không phải là Mỹ”.

Chưa biết ông Johnson có đúng hay không, nhưng trong ngắn hạn thì chắc chắn Hàn Quốc chưa thể tính chuyện bỏ đi liên minh với Hoa Kỳ để ngả sang Trung Quốc.

Trong khi chuyến thăm của ông Tập có nhiều tín hiệu gián tiếp gửi tới Bình Nhưỡng thì Tokyo cũng lựa chọn thời điểm này để tách ra khỏi nhóm đồng minh truyền thống Mỹ - Hàn khi ngỏ ý sẵn sàng chìa tay ra với Triều Tiên.

Sự tiếp cận của Tokyo nhanh khá bất ngờ với hai ý định để ngỏ: Thủ tướng Abe có thể đến tận Bình Nhưỡng hay cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao có thể được tính đến.


Thủ tướng Shinzo Abe đang có những tính toán chính sách có tầm ảnh hưởng đến cả khu vực Đông Bắc Á

Một “tay chơi” khác và khá lớn còn lại trong khu vực là Ấn Độ. Nhưng truyền thống lảng tránh với bất kỳ một liên minh nào khiến nước này chưa hẳn là một đối tác an ninh tin cậy.

Ấn Độ là bạn thì tốt, là đối tác cũng hay, nhưng để sống chết với nhau chưa chắc đã thành.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm