| Hotline: 0983.970.780

Các trường đại học kỹ thuật với sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên

Thứ Hai 02/04/2018 , 08:40 (GMT+7)

Hơn 50 báo cáo tham luận đến từ CLB và từ các sở, ban, ngành của tỉnh Hưng Yên tập trung vào 4 lĩnh vực: Nông nghiệp; Giáo dục - y tế - văn hoá xã hội - phát triển nông thôn; Công nghiệp - giao thông - môi trường...

Đó là chủ đề Hội thảo Câu lạc bộ (CLB) Khoa học Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 52 nhằm tạo sự gắn kết và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học kỹ thuật thuộc CLB với tỉnh Hưng Yên góp phần phát triển KTXH bền vững của địa phương.

18-56-08_clb_khkt_52

Hưng Yên là một tỉnh thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nhiệm vụ phát triển KTXH luôn gắn liền với chiến lược phát triển của vùng và cả nước. Là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp, lại có vị trí gần các trung tâm công nghiệp, Hưng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu công nghiệp. Bên cạnh những lợi thế, Hưng Yên còn đối mặt với không ít khó khăn. Vì vậy, ứng dụng KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển KTXH tỉnh Hưng Yên.

GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi cho biết: Hơn 50 báo cáo tham luận đến từ CLB và từ các sở, ban, ngành của tỉnh Hưng Yên tập trung vào 4 lĩnh vực: Nông nghiệp; Giáo dục - y tế - văn hoá xã hội - phát triển nông thôn; Công nghiệp - giao thông - môi trường và công nghệ thông tin; Tài sản trí tuệ và phát triển doanh nghiệp. Trong đó, nhiều báo cáo có tính thực tiễn cao đã được đưa vào ứng dụng như: Xây dựng mô hình nuôi cá nheo Mỹ trong ao tại Hưng Yên (Học viện Nông nghiệp Việt Nam); Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đến động thái kẽm trong đất lúa phù sa sông Hồng (ĐH Thủy lợi); Nghiên cứu tách chiết và ứng dụng tinh dầu nghệ vàng ở Hưng Yên (ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)…

Trao đổi với các nhà khoa học, ông Bùi Thế Cử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên mong muốn các trường đại học kỹ thuật trong CLB, các nhà khoa học cùng nghiên cứu và thảo luận để qua đó đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học thực trạng các vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất các giải pháp, mô hình phát triển để Hưng Yên phát triển bền vững. Từ đó góp phần tạo ra đột phá mới trong việc thúc đẩy và đóng góp tăng trưởng kinh tế, vì sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên.

“UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân chủ động phối hợp với các học viện, trường đại học, nhà khoa học sớm đưa một số kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn”, ông Bùi Thế Cử nhấn mạnh./.

Được thành lập năm 1992 với 5 thành viên sáng lập, đến nay Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ các trường đại học kỹ thuật đã có 26 thành viên bao gồm các học viện và trường đại học nghiên cứu và đào tạo các ngành kỹ thuật.

Trong 2 ngày vào ngày 29 và 30/3/2018, trường Đại học Thủy lợi phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 52 với chủ đề: “Các trường đại học kỹ thuật với sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên”.

Các tham luận tại hội thảo đề cập đến việc xây dựng và đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện trạng môi trường ở tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở các lợi thế, cơ hội và thách thức của tỉnh đối với các vấn đề khoa học cần nghiên cứu giải quyết, các đơn vị đã cùng nhau thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp để Hưng Yên phát triển bền vững.

 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất