| Hotline: 0983.970.780

Cách cho cây hoa huệ nhung ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán

Thứ Tư 16/11/2016 , 08:54 (GMT+7)

Trong điều kiện mọc tự nhiên vào mùa khô cây huệ thiếu nước thường bị khô héo hết lá (chỉ còn trơ lại củ), thời gian này cây phân hóa mầm hoa. Tới mùa mưa, đủ nước cây sẽ ra lá mới và trổ hoa.

Hỏi: Xin hướng dẫn cách cho cây hoa huệ nhung ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán?

Trả lời: Huệ nhung thuộc loại thân giả (to gần giống củ hành tây). Trong điều kiện mọc tự nhiên vào mùa khô cây huệ thiếu nước thường bị khô héo hết lá (chỉ còn trơ lại củ), thời gian này cây phân hóa mầm hoa. Tới mùa mưa, đủ nước cây sẽ ra lá mới và trổ hoa. Từ hiểu biết này, có những nghệ nhân ở Nam bộ đã tìm cách điều khiển cho huệ nhung ra hoa vào dịp Tết. Cách làm như sau:

Sau khi chưng chơi chậu huệ vào dịp Tết thì bứng ra trồng xuống đất vườn, chăm sóc chu đáo để cây sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh. Đến tháng 10 âm lịch, chọn những cây có củ đã già, lá vàng úa (lúc này mầm hoa đã hình thành trong củ rồi) bứng lên cắt bỏ hết lá và cắt ngắn gần hết chiều dài của rễ, đặt lên giàn trong bóng mát phơi cho củ héo khô bớt nước.

Cách Tết khoảng 30 ngày (tức vào đầu tháng chạp âm lịch) đưa củ huệ từ giàn phơi trồng vào chậu (hay giỏ tre) chứa hỗn hợp đất mùn, phân mục, tro trấu… (nhớ chỉ lấp đất ngập đến ½ củ huệ). Trồng xong đưa chậu huệ vào chỗ mát, tưới giữ ẩm thường xuyên, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa thì đưa chậu huệ ra ngoài nắng để cuống hoa mập ngắn, hoa to. Muốn hoa tươi sắc và lâu tàn thì bón thêm phân kali. Làm cách này bạn sẽ có những bông huệ nhung chưng chơi trong mấy ngày Tết.


Hỏi: Các loài bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh da láng thường xuyên gây hại rau màu vụ đông. Song việc phòng trừ rất khó khăn và tốn kém, vì phải dùng nhiều loại thuốc cộng gộp mà sâu không chết. Xin cho biết cách phòng trừ hiệu quả?

Trả lời: Đối với sâu tơ: Nên trồng xen hoa thập tự với họ hành tỏi, cà chua hoặc luân canh với lúa nước, cây khác họ. Dùng pheromone giới tính tiêu diệt bớt sâu trưởng thành đực để hạn chế sinh sản. Sử dụng bẫy dính màu vàng thu bắt sâu trưởng thành.

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả diệt sâu cao hơn. Có thể áp dụng phun theo công thức: Abamectin 17,5g/l + Alpha- cypermethrin 0,5g/l hoặc Abamectin 17,5g/l + Fipronil 0,5g/l; Abamectin 53g/l + Bacillus thurinensis 1g/l hay các chế phẩm vi khuẩn Deltamethrin, Diafenthiuron...

Đối với bọ nhảy: Xử lý đất trước khi gieo trồng để diệt sâu non và nhộng còn trong đất. Dọn sạch tàn dư, không trồng cải nhiều vụ, nhiều năm liền trong một khu vực. Luân canh với cây trồng khác họ như hành tỏi, bầu bí... Khi thu hoạch nên để lại một đám rồi dùng thuốc phun đậm để hủy diệt. Nếu đến ngưỡng phòng trừ nên sử dụng thuốc có các hoạt chất sau: Fenitrothion+ (Fenobucarb, Fenpropathrin, Fenvalerate); Carbaryl, Esfenvalerate, Fenvalerate...

- Đối với sâu xanh da láng: Xử lý đất để diệt sâu và nhộng, trồng mật độ vừa phải, chăm bón cân đối, điều tra đồng ruộng, loại bỏ ổ trứng. Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin, thuốc vi sinh: Biocin 16WP; Olong 55WP; Biocin 8000SC; Vi-BT; Xentari 15FC; Delfin WG... Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin… Lưu ý dùng luân phiên thuốc.


Hỏi: Chim bồ câu ta đang đẻ, 1 tháng nay chỉ nuôi con được 10 ngày, 10 ngày trở đi không nuôi và ấp con, làm con non bị chết. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Chim bồ câu đang nuôi con mà bỏ không nuôi con có thể có một số nguyên nhân chính sau đây: Do chuồng nuôi không yên tĩnh có nhiều tiếng ồn hoặc bị chuột mèo quấy phá làm chim bố mẹ bỏ ấp. Do đàn chim non bị mắc bệnh E.Coli hoặc phó thương hàn. Cần kiểm tra lại chuồng trại để loại trừ nếu không phải nguyên nhân này thì dùng kháng sinh Gentadox và Ampicol điều trị 3 - 5 ngày liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.


Hỏi: Chim bồ câu ta nuôi 6 tháng thì kém ăn, xù lông, 2 - 3 ngày sau lăn ra chết, mổ thấy phổi có đốm trắng và dính sườn, vì sao?

Trả lời: Chim bồ câu đã mắc bệnh nấm phổi. Trước hết phải dọn sạch chuồng và phun sát trùng, chú ý phải đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi. Điều trị dùng Nistatin, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

 

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.