| Hotline: 0983.970.780

Cách làm hoành thánh cực ngon

Thứ Bảy 14/04/2018 , 15:05 (GMT+7)

Là người Việt thì ai cũng thích phở để ăn sáng. Tuy nhiên, đổi vị với hoành thánh (vằn thắn) để kích thích vị giác bằng món nước giàu dinh dưỡng cũng vô cùng cần thiết. 

07-20-24_chun-bi-goi-honh-thnh

Đặc biệt bạn có thể làm sẵn, cất tủ lạnh để nấu cho cả nhà bữa sáng nhanh gọn trước khi đi làm, cảm giác rất chi là dễ chịu và… “đã”. Nhất là món mỳ hoành thánh rất tiện vì xong nồi mỳ là có đủ đồ ăn cho cả tuần luôn. Còn nếu nhà đông người thì làm món này chắc là sẽ rất vui, mỗi người một chân một tay, chẳng mấy chốc mà xong. Mà đảm bảo là làm xong rồi sẽ không muốn ra hàng nữa vì mỳ nhà làm vừa rẻ, vừa vệ sinh, vừa ngon mà “chất” hơn nữa.

Nước dùng: Gần tương tự với phở, nước dùng hoành thánh chỉ với nguyên liệu là xương gà và xương heo. Rửa sạch xương gà và xương heo. Cho vào nồi. Đổ nước lạnh ngập xương, cho thêm chút muối. Đun sôi rồi hạ lửa đun thêm 1-2 phút (sẽ thấy có nhiều bọt bẩn nổi lên). Đổ bỏ phần nước luộc đầu này đi, rửa lại xương cho sạch bọt bẩn. Cho lại vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Hớt sạch bọt (nếu có).

Tôm khô rửa cho sạch đất cát. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt thành miếng vừa. Hành khô, hành tây nướng cho thơm rồi bóc bỏ vỏ, rửa sạch. Sau khi hớt sạch bọt ở nồi nước dùng thì cho tôm, củ cải, hành khô, hành tây vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1,5 tiếng sẽ có nồi nước dùng thơm ngọt.

Trong khi đợi ninh nước dùng thì chuẩn bị các nguyên liệu còn lại cho hoành thánh hay sủi cảo. Hoành thánh hay sủi cảo thì đều giống nhau một điểm, là món bánh được làm từ lá bột bọc nhân, luộc, hấp hoặc chiên chín trước khi thả vào nước dùng.

Hoành thánh có nhân được làm từ thịt nạc dăm xay được ướp với hành phi, mè trắng rang, đường, muối, tiêu và một chút bột năng trộn đều. Còn sủi cảo thì nhân được làm với các nguyên liệu là tôm thẻ hoặc tôm sú lột vỏ, xắt nhỏ, trộn với nấm hương hoặc nấm đông cô xắt hạt lựu, trộn lại ướp gia vị bột nêm, mè trắng rang, muốt, tiêu và chút bột năng.

Múc muỗng nhân cho vào giữa lá bột, gập đôi lại, dùng tay miết chặt mép bột để gói bánh được dính chặt. Bạn cũng có thể làm đẹp cho miếng bánh bằng cách dùng phần răng cửa của nĩa ép mạnh xuống đường viền tạo nên hình ren hấp dẫn.

Nhiều người sẽ khó xử với lá bột. Bạn có thể mua lá bột có sẵn nhưng nếu chợ gần nhà không có, bạn có thể làm với công thức như sau: 250 gr bột mì, 10 gr men nở làm bánh mì, 1 lòng đỏ trứng gà. Cho men nở vào 20ml sữa tươi có đường một lúc cho men nở. Cho men nở ngâm sữa vào bột mì cùng với lòng đỏ trứng và chút muối, trộn đều, cho thêm từ 90-120 ml nước (tùy loại bột) nhào kỹ cho đến khi cục bột dai, không dính tay. Cho chút dầu ăn bên ngoài cục bột, bỏ vào thố, đậy kín để khoảng 30-60 phút, thấy bột nở dậy gấp đôi là được.

Chọc cho cục bột xẹp bớt khí, chia ra từng cục nhỏ, dùng chày cán bột, cán mỏng, sau đó cắt thành những miếng hình vuông có cạnh khoảng 8-10 cm, hoặc chọn khuôn hình tròn có đường kính 8-10 cm. Để lá bột không dính vào nhau, rây lớp bột mì mỏng giữa các mặt lá bột. Dùng gói nhân còn dư, bạn có thể gói kín, cất tủ lạnh, ngăn mát để được 1 tuần còn với ngăn đông đá thì giữ được 1 tháng. Hoành thành hay sủi cảo, sau khi được gói nhân xong, lấy lượng vừa đủ dùng để luộc chín, nếu còn dư lại bạn cũng có thể xếp vào hộp kính, cất ngăn tủ đông, để dành cho các bữa sáng khác.

Cách luộc hoành thánh hoặc sủi cào: Bắc nước sôi, cho hoành thánh/sủi cào vào, thấy bánh nổi lên là đã chín. Lưu ý nước luộc không để sôi quá bùng sẽ làm vỡ bánh.

Sau khi nước dùng đã ninh xong, các nguyên liệu cũng đã xong thì các bạn nêm lại mắm muối ở nồi nước cho vừa ăn. Trước khi ăn nên trần bát ăn qua nước sôi. Xếp các nguyên liệu vào bát gồm: hoành thánh luộc, rau, hẹ cắt khúc 2-3 phân và hành lá xắt nhỏ. Đun nước dùng cho thật sôi rồi chan vào bát. Dùng nóng với chanh ớt, hoặc thay chanh bằng dấm đỏ thì tô hoành thánh của bạn sẽ có hương vị đặc biệt hơn. Nhiều người cũng thích cho thêm chút mì sợi luộc để… no bụng hơn.

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm