| Hotline: 0983.970.780

Cách nhìn đổi mới giáo dục

Thứ Sáu 13/01/2012 , 09:31 (GMT+7)

Năm 2012 với kinh phí ngân sách chi cho giáo dục gần 6.000 tỷ đồng, ngành GD-ĐT giáo dục sẽ đổi mới, cải tạo môi trường đào tạo như thế nào?

Môi trường giáo dục tốt là mơ ước của cả học sinh lẫn phụ huynh (Ảnh minh họa)

Năm 2012 với kinh phí ngân sách chi cho giáo dục gần 6.000 tỷ đồng, ngành GD-ĐT giáo dục sẽ đổi mới, cải tạo môi trường đào tạo như thế nào?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Năm 2012 theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Bộ cũng giao các trường tự đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và chủ động đưa thông tin tuyển sinh lên trang web của trường. Các trường phải tự chịu trách nhiệm về những thông tin đó với Bộ.

Ngoài ra Bộ yêu cầu các trường ĐH không đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) để tập trung nguồn lực đào tạo ĐH, CĐ, sau ĐH. Đây cũng là điều được quy định trong Luật Giáo dục nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc đào tạo bậc học này.

Bộ cũng giao cho các trường ĐH đào tạo ngành đặc thù như ngành y, ngành kỹ thuật nếu như trường TCCN không thể đào tạo hoặc đào tạo không bảo đảm chất lượng. Những điểm mới về đào tạo và kế hoạch triển khai cụ thể sẽ được công bố chính thức tại hội nghị tuyển sinh vào trung tuần tháng 2/2012. Tất cả phải hướng tới mục tiêu "tạo môi trường học tập tốt nhất".

GS.TS Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính

 Chỉ thị mà ngành giáo dục đưa ra trong năm 2012 là giữ nguyên hình thức thi tuyển “3 chung”, Học viện Tài chính cũng làm vậy. Tôi ủng hộ thi “3 chung” bởi tạo ra mặt bằng chung về chất lượng thi tuyển đầu vào. Từ "3 chung" Bộ mới có điểm sàn quy định thí sinh đạt trình độ nhất định nào đó mới vào được đại học.

 Năm 2012 này, trường chúng tôi vẫn tổ chức thi khối A để tuyển những ngành về kinh tế. Một số ngành như Tiếng Anh, Tài chính vẫn tuyển khối D1. Hết năm nay mới có kế hoạch bổ sung thêm khối thi nếu cần thiết. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong khâu tuyển sinh, đặc biệt về khối thi, chúng tôi sẽ thông báo trước một thời gian cho thí sinh chuẩn bị.

TS Nguyễn Hữu Luận, Chủ tịch HĐQT Đại học Nguyễn Trãi

Tôi ủng hộ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học 2011- 2012 của Bộ GD-ĐT đưa ra. Thế nhưng điều băn khoăn là khi học sinh tốt nghiệp lớp 12, được pháp luật thừa nhận là một công dân được tham gia các nghĩa vụ đối với quốc gia và tự định đoạt quyền công dân của mình, đa số học sinh đi học đều có ước mơ vào được đại học. Vậy tại sao chúng ta không mở rộng cánh cửa để họ có thể tham gia học tập theo đúng ngành nghề họ muốn?

Bên cạnh đó, các trường ĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc xét tuyển trên cơ sở điểm sàn và chỉ tiêu đã xác định… Đây là thông tin vui đối với các trường đại học tư thục. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa giải quyết được vấn đề: Thí sinh không thành công trong kỳ thi đại học sẽ làm gì nếu các trường TCCN không được đào tạo. Ngành giáo dục cần xem xét lại và công bố ngay trong hội nghị tuyển sinh tới.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập

Về giáo dục đại học trên thế giới thường mở đầu vào, thắt chặt đầu ra. Nhưng ở nước ta thi “3 chung” và điểm sàn lại thắt chặt đầu vào, còn đầu ra “thả” nên không có chất lượng.

Một bên là xây dựng xã hội học tập, ai học được thì tạo điều kiện để học nhưng quá trình học phải sàng lọc, nên đầu ra luôn đáp ứng được yêu cầu xã hội. Ngược lại, tổ chức đầu vào rất chặt chẽ, thậm chí đưa ra điểm sàn. Điểm sàn nghĩ đầu ra tốt, là không phải. Thực tế  làm đầu vào chặt, quá trình học không giám sát chặt nên phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đi làm đều bị "đào tạo lại".

Bây giờ đào tạo nguồn nhân lực là phục vụ địa phương nên cần phải để cho họ tự chủ. Hiệp hội chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều. Bộ tổ chức hai kỳ thi, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi đại học chỉ cách nhau một tháng.

Theo tôi, không có gì khác nhau, chỉ thêm lãng phí. Vì thế nên tổ chức một kỳ thi phổ thông tốt. Trên cơ sở đó cho các trường tự chủ, tự lựa chọn học sinh dựa trên kết quả của thi phổ thông.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất