| Hotline: 0983.970.780

Cách nuôi chim non

Thứ Hai 09/08/2010 , 13:29 (GMT+7)

Khoảng bao lâu sau thì chim non không ăn sâu nữa mà sẽ chuyển sang ăn hạt như bố mẹ?

* Cháu quan sát thấy chim sẻ ăn hạt. Nhưng khi chúng nuôi con lại cho chim non ăn bằng sâu. Vì sao lại như thế ạ? Khoảng bao lâu sau thì chim non không ăn sâu nữa mà sẽ chuyển sang ăn hạt như bố mẹ?

Nguyễn Hoàng Anh, TP Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk

Con người cũng vậy thôi, mới sinh ra phải bú sữa sau đó mới ăn bột, lớn hơn mới ăn được cơm chứ. Hạt có thành phần chủ yếu là đường, bột, chất xơ (gọi chung là hydrat carbon). Lượng đạm hữu cơ hay protein có trong các loại hạt dưới 5% trong khi sâu mà chim mớm cho chim con thì thành phần protein lại là chủ yếu. Hơn nữa sâu mềm hơn hạt rất nhiều cho nên chim mẹ phải đi lùng bắt sâu để nuôi con. Khi chim ra giàng bay đi tự kiếm ăn thì lại có thể ăn hạt. Tuy nhiên nói chim sẻ ăn hạt là chủ yếu thì không đúng đâu. Ở Trung Quốc đã có một phong trào sai lầm là toàn dân diệt chim sẻ, về sau họ mới biết chim sẻ góp phần tích cực diệt sâu hại trên đồng ruộng. Bộ chim sẻ (Passeriformes) gồm tới 5.400 loài khác nhau, nhiều gấp đôi số loài của bộ Gậm nhấm, bộ có số loài đông nhất trong các bộ động vật có vú. Loài chim sẻ mà ta thường gặp là sẻ nhà, tên khoa học là Passer domesticus.

* Theo kinh nghiệm dân gian tôi được biết, khi giấm hồng, người ta thường đặt cạnh đấy một vài quả lê để cho mau chín hơn. Vì sao lại như vậy?

Trần Ngọc Quỳnh, Kiến Xương, Thái Bình

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín vào thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn. Trong mỗi quả xanh đều có một vài loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanninc, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng. Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả.

Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn. Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của cây. Chính vì vậy mà khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm. Trong sản xuất lớn người ta dùng đất đèn để sinh ra ethylen giúp làm chín nhanh các loại quả. Ngày nay người ta dùng hóa chất có tên là Ethrel để giấm hoa quả. Ví dụ dùng 1 lọ 5ml Ethrel hòa tan trong 1 lít nước sạch đủ để xử lý cho 10 kg xoài xanh. Hóa chất này hiện có bán rộng rãi tại các cửa hàng bán nông dược. Có thể dùng ethrel để ủ cà phê cho cùng chín đều trước khi loại bỏ vỏ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.