| Hotline: 0983.970.780

Cải cách tư pháp, khôi phục niềm tin

Thứ Sáu 22/11/2013 , 09:01 (GMT+7)

Ngày 21/11, Chất vấn Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, nhiều ĐBQH tỏ ra lo ngại trước tồn tại án oan sai, dấu hiệu ép cung, nhục hình trong điều tra tố tụng và đề nghị phải sớm có giải pháp chấn chỉnh…

Ngày 21/11, Chất vấn Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, nhiều ĐBQH tỏ ra lo ngại trước tồn tại án oan sai, dấu hiệu ép cung, nhục hình trong điều tra tố tụng và đề nghị phải sớm có giải pháp chấn chỉnh…

Suy giảm niềm tin

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) hỏi, hàng năm vẫn có hàng chục ngàn đơn xin giám đốc thẩm, tái thẩm. Điều đó chứng tỏ rằng, niềm tin của người dân vào công tác của ngành tư pháp chưa cao. Vậy Chánh án có giải pháp gì để nâng cao chất lượng xét xử và giải quyết kịp thời đơn giám đốc thẩm, tái thẩm để lấy lại niềm tin của nhân dân.

Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân sau 10 năm được minh oan gây bức xúc trong dư luận. “Nhất nhật tại tù, ngàn thu tại ngoại”, vậy trách nhiệm ngành tòa án đến đâu. Có xin lỗi án oan, bồi thường cho người dân bị oan?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Thuyền về hàng chục ngàn đơn xin tái thẩm, giám đốc thẩm, Chánh án TANDTC cho biết năm 2013 ngành tòa án đã giải quyết hơn 63% đơn giám đốc thẩm tái thẩm, cao nhất từ trước đến nay. Số đơn cũ chuyển sang gần 11.000 đơn thì xử lý còn gần 4.000 đơn.


Chánh án Trương Hòa Bình: Chứng minh ép cung, nhục hình là rất khó

Đặc biệt là số còn lại đều còn trong thời hạn giải quyết. Đánh giá là số phải kháng nghị lại không cao nhưng vẫn phản ánh còn có sai, chưa đạt được yêu cầu của Quốc hội và mong muốn của nhân dân, ông Bình cho rằng giải pháp thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là nâng cao chất lượng cán bộ, vấn đề còn liên quan đến pháp luật tố tụng.

Với thực trạng hiện nay thì giám đốc thẩm gần như cấp xét xử thứ ba, hàng năm tòa án nhận 5.000 đơn giám đốc thẩm thì tỷ lệ không cao nhưng xem xét lựa chọn bản án đưa ra xét xử thì các nước khác họ có quyền chọn việc điển hình còn ở Việt Nam phải giải quyết hết.

“Đánh giá niềm tin của dân với tòa án phải đánh giá đúng mức, chứ còn số lượng đơn chưa phản ánh hết uy tín của tòa án”, Chánh án trả lời.

Liên quan đến vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án cho biết đã triệu tập hội đồng thẩm phán để xét xử tái thẩm và chấp nhận hủy án. Hiện nay các thủ tục tố tụng đang được tiến hành để viện kiểm sát tiến hành điều tra lại vụ án này.

Bức cung, nhục hình dẫn đến án oan sai

Cũng quan tâm đến vụ án Nguyễn Thanh Chấn bị oan, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt vấn đề các bị can phản ánh có việc điều tra viên ép cung, sử dụng nhục hình buộc phải nhận tội và đề nghị ba ngành CA, VKS, TA phải có giải pháp để chống ép cung, nhục hình trong quá trình điều tra.


ĐB Lê Thị Nga: Ép cung, nhục hình dẫn đến án oan sai

Bà Nga cũng đề xuất luôn hai giải pháp là phải lắp camera quá trình hỏi cung của điều tra viên và nghiên cứu để các bị can được tạm giữ, tạm giam độc lập với điều tra viên, tránh tình trạng một chủ thể vừa có trách nhiệm điều tra vừa có trách nhiệm giam giữ. Riêng đối với Chánh án, bà Nga yêu cầu ông đưa ra giải pháp xử lý trong trường hợp bị cáo khai tại phiên tòa là họ bị bức cung, nhục hình.

Án tham nhũng được xử nhẹ?!

Tham nhũng thuộc nhóm tội nghiêm trọng cần phải xử lý rất nghiêm khắc, tuy nhiên theo ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) thì công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua cho thấy nhiều tòa án đang xét xử loại tội phạm này rất nhẹ.

Có tòa trong 2,5 năm xử 10 bị cáo tham nhũng thì cả 10 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, có tòa ở 1 tỉnh trong 2,5 năm xử 9 bị cáo thì 8 bị cáo cho hưởng án treo.

Cử tri cho rằng tòa án xử nghiêm với dân còn cán bộ thì ưu ái hơn và họ còn cho rằng khó có thể không có tiêu cực từ việc áp dụng hình phạt cho hưởng án treo ở các trường hợp cụ thể trên.

Về vấn đề ép cung nhục hình, Chánh án Trương Hòa Bình trả lời thẳng đó là điều không thể chấp nhận nhưng nếu có thì phải được chứng minh. Ông cũng thừa nhận rằng để chứng minh điều tra viên có ép cung, nhục hình là rất khó.

Ông cho biết, trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Bộ CA đang tiến hành kiểm điểm, điều tra lại và trong quá trình điều tra có sự tham gia của VKS. Sẽ kiểm soát cả việc bắt, tạm giữ tạm giam, khởi tố, điều tra và VKS có trách nhiệm truy tố vụ án trước pháp luật, thực hiện quyền công tố. Nếu có ép cung, nhục hình thì những người trực tiếp vi phạm phải chịu trách nhiệm.

Chánh án Trương Hòa Bình cũng nhấn mạnh đối với những vụ án oan sai mà ở khung hình phạt cao nhất từ xử tù 20 năm, chung thân hay tử hình thì không thể phủ nhận trách nhiệm của thẩm phán.

Sau phần trả lời của Chánh án, ĐB Nga tiếp tục đề nghị TANDTC cần rà soát lại những vụ án có đơn kêu oan. Riêng đối với vụ ông Chấn, bà Nga cho rằng để đảm bảo khách quan, không nên để CA Bắc Giang điều tra lại mà Bộ CA nên trực tiếp điều tra dưới sự giám sát của VKSNDTC.

Cải cách tư pháp, xây dựng án lệ

Để nâng cao chất lượng xét xử, ĐB Ngô Đức Mạnh - Bình Thuận quan tâm sâu đến chiến lược cải cách tư pháp cụ thể là những công tác chuẩn bị để thành lập tòa án theo thẩm quyền xét xử như tòa án sơ thẩm khu vực, tòa phúc thẩm, tòa thượng thẩm và vấn đề phát triển án lệ để bảo đảm áp dụng thống nhất trong hoạt động tố tụng xét xử.

Về ý kiến của đại biểu Mạnh, Chánh án TANDTC cho biết, cải cách tư pháp là một chiến lược rất quan trọng được Bộ Chính trị đề ra từ năm 2005 và đã có kết luận 79 về việc tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách đến năm 2020 trong đó có rất nhiều nội dung liên quan đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án, mô hình về tố tụng dân sự, hình sự, cơ sở vật chất, nguồn lực v.v... với nhiều quan điểm đổi mới tiến bộ, trong đó có mô hình về tố tụng, mô hình tổ chức hệ thống tổ chức của tòa án, VKS.

Hiện nay Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đang thực hiện việc tổng kết 8 năm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp để đánh giá lại những gì đã làm tốt, những vấn đề gì còn tồn tại.

Về phát triển vấn đề án lệ, theo ông Bình, TANDTC thực tế cũng đã ban hành những tập án, bản án lẫn quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC, là những bản án mẫu để tòa án cấp dưới theo đó mà áp dụng.

Đó là những quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà có chứa đựng các lập luận để giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra các nguyên tắc hoặc các quy phạm pháp luật cần áp dụng cho việc giải quyết vụ việc đó trở thành chuẩn mực chung cho những vụ án tương tự phải được xét xử và phán quyết như nhau.

Sắp tới, Hiến pháp sửa đổi sẽ quy định chức năng của TANDTC là phải đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất. Một trong những nội dung của quy định này có việc là ngoài sử dụng nghị quyết, thông tư liên ngành, văn bản hướng dẫn cụ thể thì thông qua việc phát triển án lệ bằng việc xây dựng các quyết định chuẩn mực.

Tòa án sẽ tổ chức cho đăng trên các tạp chí và phương tiện truyền thông đại chúng để các nhà chuyên môn, các chuyên gia bình luận, các luật sư, các công tố viên, các điều tra viên, các luật gia, các cơ quan sẽ bình luận.

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang: "Về việc lắp đặt camera trong phòng hỏi cung Bộ CA đã triển khai và đang từng bước lắp đặt ở những khu vực trọng điểm nhưng do hiện nay còn gặp khó khăn về kinh phí. Bộ sẽ tiếp tục kiến nghị với Chính phủ cấp kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động điều tra, tố tụng.

Các đại biểu cũng có đề cập đến việc không để chủ thể điều tra đồng thời là chủ thể tạm giam, tạm giữ, nội dung này Bộ CA xin báo cáo với QH rằng từ lâu Bộ đã giao toàn bộ công tác tạm giam, tạm giữ cho Tổng cục Thi hành án hình sự thống nhất quản lý".

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.