| Hotline: 0983.970.780

'Cái nôi' đào tạo nghề cho con em nông dân

Thứ Tư 08/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

 Mỗi năm, nhà trường đào tạo trung bình gần 2.000 học viên. Hệ Cao đẳng 200 sinh viên. Hệ Trung cấp 800 học viên. Hệ Sơ cấp 800 học viên.

Thành lập từ năm 1962, đến nay trường đã đào tạo hơn 30.000 học viên có tay nghề tốt. Trường Cao đẳng Nghề cơ điện và Công nghiệp thực phẩm Hà Nội (CĐNCĐ&CNTPHN) nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) chính là “cái nôi” đào tạo nghề cho con em nông dân…


 

Mỗi năm, nhà trường đào tạo trung bình gần 2.000 học viên. Hệ Cao đẳng 200 sinh viên. Hệ Trung cấp 800 học viên. Hệ Sơ cấp 800 học viên. Năm 2016, nhà trường đào tạo được 1.900 học viên. Kế hoạch năm 2017, trường đào tạo 1.990 học viên. Số học viên tăng không nhiều, nhưng ổn định và nhất là chất lượng đào tạo được nâng cao, các doanh nghiệp tin cậy.

Người ta vẫn thường nói, tình trạng lao động ở nước ta luôn trong cảnh “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thợ lành nghề. Cách làm của Trường CĐNCĐ&CNTPHN, là giữ mối liên hệ bền chặt giữa nhà trường với các công ty, ưu tiên các công ty lân cận, như công ty Honda (chi nhánh ở huyện Đồng Văn, Hà Nam), công ty Samsung (chi nhánh ở Bắc Ninh, Thái Nguyên),…Ngoài các công ty lớn, trường còn liên kết với các công ty nhỏ, cần lao động có tay nghề, như Công ty Cơ khí Quang Trung, Công ty Thiết bị điện Thiên Phú, nhà máy đường ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình.


 

Là một trường thuộc Bộ NN– PTNT, nên những ngành nghề “đặc thù” được chú trọng, đào tạo bài bản, như các nghề về chế biến thực phẩm. Số lao động này, được các công ty chế biến thực phẩm (như Công ty Thực phẩm Trung Thành) liên kết chặt chẽ, để “hứng” ngay sinh viên sau khi ra trường. Nhà trường còn tổ chức cho các em được thực tập tại các công ty nói trên. Khi ra trường, các em được nhận vào các dây chuyền sản xuất.

Thầy Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Hiệu trưởng, cho biết: Với các học viên đa số là con em nông dân, nên việc đào tạo cũng phải phù hợp. Các học viên hệ Trung cấp, nhà trường đào tạo theo cách vừa học văn hóa, vừa học nghề. Trường phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên đóng trên địa bàn huyện Thường Tín cho các em vừa học văn hóa vừa học nghề.

Để thuận tiện cho việc dạy – học, trường chuyển các thiết bị vừa và nhỏ lên Trung tâm. Các em sáng học văn hóa, chiều học nghề. Các thiết bị lớn, cồng kềnh, để lại trường. Sẽ tận dụng thời gian nghỉ hè (ba tháng) để các em học những bộ môn có liên quan đến những thiết bị này. Như vậy khi ra trường, các em sẽ vừa có bằng tốt nghiệp về văn hóa, vừa có bằng tốt nghiệp về nghề.


 

Với hệ Cao đẳng, ra trường các em thường được bố trí là Trưởng ca, Trưởng nhóm. Hệ Trung cấp, các em có tay nghề tương đương bậc 3. Hệ Sơ cấp tương đương bậc 1. Với cách đào tạo bài bản, học viên khi ra trường, luôn “đắt sô” và có việc làm ngay.

Cũng theo thầy Quyền, hệ Cao đẳng đào tạo 10 nghề, tập trung vào các nghề cơ khí như điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, công nghệ ô-tô, kỹ thuật lạnh…Ngoài ra cũng tập trung các nghề có kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp. Chú trọng các nghề đặc thù của ngành như chế biến thực phẩm, chế biến món ăn, …Hệ Trung cấp, ngành nghề đa dạng hơn (15 nghề) như sản xuất mía đường, kỹ thuật trồng rau, hoa công nghệ cao…

Hầu hết các em đều sinh hoạt tại gia đình. Tuy nhiên, nhà trường vẫn dành một khu nội trú khang trang với 60 phòng, đủ chỗ cho gần 500 học viên. Ở nội trú, các em được bao cấp một phần về điện, nước. Ngoài giờ học, các em có khu vui chơi thể dục thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông…

 

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.