| Hotline: 0983.970.780

Cải tạo đất sỏi đá trồng đinh lăng lãi 150 triệu đồng sau 3 đợt thu hoạch

Thứ Hai 23/10/2017 , 07:15 (GMT+7)

Mô hình trồng đinh lăng của gia đình ông Cao Như Hoàng ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) dù chưa thu hoạch củ, chỉ bán lá, cành làm vị thuốc đã thu lãi 150 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây xanh tốt, ông Hoàng cho biết, trước đây vùng đất khô cằn sỏi đá này chỉ trồng được cây keo lai. Những năm đầu tiên đất còn tốt, keo sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình ông có thu hoạch, nhưng về sau đất ngày càng khô cằn nên cây chẳng lên nổi.

15-59-24_1
Vườn cây đinh lăng nhà ông Hoàng

Thấy việc trồng keo của gia đình ngày càng bấp bênh, nên ông luôn trăn trở giờ trồng cây gì cho phù hợp, lại có thu nhập kinh tế.

Tình cờ, ông phát hiện nhu cầu “săn” lùng cây đinh lăng làm vị thuốc trong đông y cũng như dùng củ đinh lăng ngâm rượu, hay tạo chơi cây bonsai của người dân rất lớn. Từ đó, năm 2014 ông đã mua 10.000 cây đinh lăng, với giá 7.000 đ/cây về trồng trên 8.000m2 đất.

“Trước khi trồng cây đinh lăng tôi đã tìm hiểu sâu về kỹ thuật canh tác. Đây là loại có cây có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Song, cây sẽ cho năng suất cao nếu được trồng trên đất pha cát tới xốp, thông thoáng và khả năng giữ ẩm ở mức độ trung bình. Đặc biệt cây không chịu được sự khô hạn nhưng cũng không ưa đọng nước.

Đất của gia đình tôi thuộc dạng khô cằn lẫn sỏi đá, khi trồng tôi phải tiến hành cày xới kỹ, kết hợp trộn bón phân bò hoai mục, phân gà, mùn hữu cơ… Để giúp cây đỡ úng nước, tôi đã vun gốc, đào rãnh và trồng với khoảng cách 70 x 80 cm. Đầu tư hệ thống tưới phun mưa...”, ông Hoàng chia sẻ.

Ngoài việc bán lá, cành ông Hoàng còn chiết cây gốc để bán giống. Việc cung cấp giống cũng mới tiến hành trong năm nay vì có khách hàng đặt 20.000 cây, giá bán bình quân 5.000 đồng/cây.

Nhờ chăm sóc tốt nên sau 2 năm cây đinh lăng của gia đình ông Hoàng đã vươn cao, tán xòe rộng. Tuy nhiên để cây tập trung nuôi rễ và củ ông đã khống chế chiều cao cây phù hợp, chỉ từ 1 - 1,2m bằng cách tỉa bớt lá, cành. Tất cả sản phẩm “dư thừa” của cây đinh lăng đều được thương lái thu mua về làm vị thuốc. Trong đó, lá được bán khô với giá 50.000 đồng/kg và cành bán tươi 45.000 đồng/kg.

Từ ngày bắt đầu thu hoạch lá, cành đến nay chỉ có 3 đợt, nhưng ông đã thu lãi 150 triệu đồng. Nhận thấy đinh lăng có nhiều tiềm năng, ông đã trồng thêm 2.000m2 nữa.

“Toàn bộ diện tích cây đinh lăng của tôi đang sinh trưởng và phát triển tốt. Dự kiến trong 3 năm tới cây sẽ cho thu hoạch củ (giá hiện tại 200 ngàn đ/kg) nhưng tôi dự định sẽ trồng lâu hơn để củ càng to càng có giá trị. Đặc biệt, tôi sẽ chọn những cây đẹp để chơi bonsai, khi đó mức thu nhập của gia đình tôi sẽ nâng lên nhiều”, ông Hoàng chia sẻ.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.