| Hotline: 0983.970.780

Cải tạo giống bò vàng bằng thụ tinh nhân tạo

Thứ Năm 12/01/2017 , 14:05 (GMT+7)

Trước thực trạng giống bò vàng bị suy thoái nghiêm trọng về thể trạng và chất lượng thịt, UBND huyện Đồng Văn đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch cải tạo giống bò vàng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

15-39-25_mot-trong-nhung-con-bo-duc-giong-duoc-tuyen-chon
Một trong những con bò đực giống được tuyển chọn
 

Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới và là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang. Nơi đây đất chủ yếu là đá, địa hình chia cắt mạnh, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Đồng Văn cùng với 4 huyện cao nguyên đá được mệnh danh là “vùng đất khát”.

Từ thực tiễn đó, để phát triển nông nghiệp, huyện Đồng Văn phải dựa chủ yếu vào chăn nuôi gia súc, trong đó nuôi bò hàng hóa gắn với trồng cỏ là mục tiêu chủ yếu. Tuy nhiên, do phương thức chăn thả bò tự do đến giao phối đồng huyết, cận huyết đã làm suy thoái chất lượng giống bò vàng địa phương. Bên cạnh đó, những con bò đực giống có thể trạng to lớn lại được đồng bào bán cho thương lái để giết thịt, chỉ để lại những con có thể trạng nhỏ làm sức kéo… Vì thế, giống bò vàng bị suy thoái nghiêm trọng về thể trạng và chất lượng thịt.

Xuất phát từ thực trạng trên, UBND huyện Đồng Văn đã chỉ đạo các phòng ban chức năng trên địa bàn của huyện xây dựng kế hoạch cải tạo giống bò vàng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện đã tiến hành tuyển chọn những con bò đực giống có thể trạng to lớn, có tuổi từ 18 đến 36 tháng tuổi để khai thác tinh và bảo quản bằng tinh đông lạnh; sau đó sẽ phối giống tinh đông lạnh với đàn bò cái. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đàn bò của huyện đã được cải tạo đáng kể, tầm vóc lớn, năng suất, chất lượng thịt cao.

Năm 2016, các xã, thị trấn của huyện Đồng Văn thực hiện cải tạo 500 con bò vàng địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tổng kinh phí 486 triệu đồng; trong đó, mức hỗ trợ vật tư 475.000đ/1 con bò thụ tinh thành công, cơ chế hỗ trợ tiền công dẫn tinh 230.000đ/con.

Nhằm thực hiện thành công chương trình cải tạo đàn bò, các phòng chức năng của huyện đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y và cán bộ thú y của 19 xã, thị trấn về quy trình khai thác, bảo quản tinh đông lạnh, phát hiện bò động dục và dẫn truyền tinh nhân tạo… Từ những kết quả đó, trong năm 2016, toàn huyện đã có 500 con bò giống được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo.

Ông Giàng Mí Say, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đồng Văn cho biết: Bò giống sinh ra từ thụ tinh nhân tạo có trọng lượng trung bình từ 22 đến 25kg/con, lớn hơn so với bê nghé sinh ra từ phối giống tự nhiên từ 4 - 5kg. Vì vậy, những con bò được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo cũng có tầm vóc, năng suất cao hơn hơn so với các con bò khác của địa phương. Ngoài ra, chương trình thụ tinh nhân tạo trên đàn bò còn giúp huyện phục hồi và cải tạo giống bò vàng đang bị thoái hóa do giao phối đồng huyết và cận huyết.

 

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm