| Hotline: 0983.970.780

Cái thúng khâu

Thứ Hai 19/11/2012 , 11:37 (GMT+7)

Cụ nội tôi, có người bảo năm nay tám hai tuổi. Có người lại bảo cụ phải tám nhăm rồi. Tôi thì thấy chẳng có gì quan trọng. Chỉ biết cụ còn khá khoẻ mạnh và minh mẫn.

Cụ nội tôi, có người bảo năm nay tám hai tuổi. Có người lại bảo cụ phải tám nhăm rồi. Tôi thì thấy chẳng có gì quan trọng. Chỉ biết cụ còn khá khoẻ mạnh và minh mẫn.

Ngoài cái bệnh đau lưng đau khớp mỗi khi giở giời, còn chả thấy cụ kêu bị bệnh gì. Có chăng, đi lại mỗi ngày một chậm, mà chóng mệt. Lên thang bộ tầng hai, cụ phải nghỉ hai, ba lần. Từ ngày cụ ông mất, có dễ đến hơn mười năm rồi (Là cũng nghe mẹ tôi nói thế, chứ lúc đó mẹ còn chưa đẻ ra tôi) cụ ở hẳn với gia đình tôi.

Buổi tối, chúng tôi thường quây quần bên cụ. Bởi vì cụ có cả một kho chuyện cổ tích. Mặc dù đã đọc trong sách, xem trên tivi, chúng tôi vẫn thích nghe chuyện cụ kể. Cụ đâu có biết chữ? Cứ người này kể cho người kia, ông bà cha mẹ kể cho con cháu. Thành ra những câu chuyện ấy, cũng vẫn cô Tấm, cô Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Lý Thông…qua lời cụ kể, nghe gần gũi thân quen và ấm áp vô cùng.

Nhưng có một câu chuyện chưa bao giờ cụ kể cho chúng tôi nghe. Bởi thế mà nỗi thắc mắc cứ âm ỉ trong lòng tôi như một bí mật chưa được khám phá.

Ở dãy phố chúng tôi, đã từ lâu lắm, không gia đình nào còn dùng các loại rổ rá, thúng mủng, nong nia...bằng tre nứa như ngày xưa. Tất cả đều được thay bằng đồ nhựa. Nhà tôi cũng vậy. Thậm chí cái chổi, mấy năm trước còn là chổi lúa, chổi tre, thì nay cũng thay bằng chổi nhựa.

Duy có một vật trong nhà tôi, còn là thứ đồ bằng tre, mà lại cũ kỹ, cổ lỗ sĩ chứ chả mới mẻ gì. Đó là cái thúng của cụ. Không biết đã cạp lại bao nhiêu lần? Chỉ biết nếu đựng cái gì hơi nặng, hoặc nhỡ tay va quệt đâu đó, thì ắt là nó sẽ rách nát tả tơi. Có lần mẹ tôi bảo: “Để con mua cho cụ cái thúng nhựa. Cụ giữ cái này lâu quá, có khi sinh bệnh cho cả gia đình”. Cụ mắng liền: “Cha bố cô! Cô thấy nó bẩn, thì cô khử trùng cho tôi. Nhưng chớ có vứt đi. Của gia bảo đó! Các cô các cậu ngày nay, biết gì?” Nghe cụ nói vậy, mẹ tôi chỉ còn biết lắc đầu, thở dài.

Năm nay ông nội tôi vừa tròn 60 tuổi. Mẹ tôi bảo nhất định phải tổ chức sinh nhật cho nội. Mọi năm vào năm lẻ, nội không bao giờ cho tổ chức. Nội bảo mừng sinh nhật, dành cho trẻ con. Người già thì chỉ tổ chức...giỗ thôi. Nhưng năm nay năm chẵn, nội tôi đồng ý.

Có một điều tôi hết sức ngạc nhiên, là vừa về đến nhà, ông tôi hỏi ngay cụ về chiếc thúng khâu (chả là hồi cụ nội mắt còn sáng, vẫn dùng cái thúng đựng đồ may vá). Nhìn thấy cái thúng, nội tôi xúc động lắm. Không thể nén được tò mò, tôi bèn lân la đến:

- Ông ơi! Cái thúng này, làm sao cụ lại phải cất đi, hả ông?

- Thế cụ không kể cho Cún nghe à? Ông sống được đến ngày nay, là nhờ cái thúng khâu này đấy.

Tôi sửng sốt:

- Cái thúng mà chữa được bệnh, hả ông?

Ông nội tôi bật cười:

- Không phải chữa bệnh. Là vì bây giờ các cháu sống trong đất nước hoà bình, nên cụ có kể, chưa chắc các cháu đã hiểu được.

- Ông cứ kể đi. Cháu hiểu được mà.

Nội xoa đầu tôi:

- Vậy thì ông kể. Cún đã thấy người ta gánh rau, gánh gạo chưa nào? Rồi chứ gì. Một đôi quang, để đôi rổ sề hoặc đôi thúng...

- Cháu biết rồi. Hôm về quê, thấy nhiều bà gánh lắm. Nặng trĩu cả vai.

- Ái chà! Vậy là cháu đã hiểu. Ngày xưa, khi ông còn bé tí, ông chỉ mới hơn hai tuổi, bé hơn cả Cún bây giờ. Hồi đó giặc Pháp có tàu bay, có súng to thế này này…Cụ phải đưa ra đình đi “tản cư” lên rừng. Cụ dùng đôi quang để gánh. Một bên để chăn màn, nồi niêu. Một bên để cái thúng. Đó! Cái thúng khâu của cụ bây giờ. Cái thúng đựng gì, Cún có biết không?

- Cháu không biết.

- Cụ cho ông ngồi vào đó, để gánh đi “tản cư” đấy. Ông còn bé tí, chưa tự đi được, nên cụ phải gánh. Đường xa lắm mà. Thế là, ông ngồi trong thúng. Còn cụ gánh trĩu cả vai, như Cún thấy các bà gánh rau, gánh gạo ở nhà quê đó.

- Cháu hiểu rồi! Thảo nào cụ nội cứ giữ mãi cái thúng. Hôm nào cháu phải bảo cụ nội cho ngồi vào thúng, như ông nội ngày xưa ấy.

Ông nội cười ha hả, ôm tôi vào lòng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm