| Hotline: 0983.970.780

Cải tiến máy phun thuốc BVTV an toàn, hiệu quả

Thứ Sáu 17/05/2013 , 10:42 (GMT+7)

Trong quá trình trồng lúa, nông dược gồm thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại và các chế phẩm khác là hợp phần quan trọng để bảo vệ cây trồng, giữ vững năng suất.

Trong quá trình trồng lúa, nông dược gồm thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại và các chế phẩm khác là hợp phần quan trọng để bảo vệ cây trồng, giữ vững năng suất.

Tuy nhiên không ít trường hợp, do cách thức áp dụng thuốc không đúng, dẫn đến hiệu quả kiểm soát dịch hại thấp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phun thuốc; đặc biệt là đối với đội ngũ những người làm thuê chuyên phun thuốc BVTV.

Đội ngũ này cũng như một số nông dân chưa nhận thức đúng mức và không thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo về bảo hộ lao động trong quá trình phun thuốc. Hiện nay, phần lớn các bình phun đeo vai, vận hành bằng cách kéo tay hoặc có gắn động cơ đều phun những giọt thuốc về phía trước lối đi của người phun. Do đó người phun luôn đi vào vùng ruộng đã được phun thuốc nên nguy cơ nhiễm chất độc rất cao.

Trong thực tiễn SX tại ĐBSCL vừa qua có những nông dân sáng tạo và một số chuyên viên cơ khí đã thiết kế và chế tạo ra một số công cụ, máy móc phun thuốc BVTV phía sau của người phun. Giọt thuốc mịn và trải đều nên gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc, an toàn đối với người phun. Sau đây là một số những cải tiến điển hình mới nhất.


Máy phun thuốc 4 bánh của tác giả Hồ Văn Nam (Tân Hiệp, Kiên Giang)

Giàn phun cải tiến

KS Lê Quang Phước đang công tác tại trại giống Tà Đảnh thuộc Trung tâm Nghiên cứu & SX giống Bình Đức (Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) sáng chế ra giàn phun cải tiến. Máy gồm có hai bánh xe được hàn bằng sắt ống nước. Đường kính của bánh xe 1,9 m và một động cơ xăng 6,5 mã lực được gắn trên khung sườn.

Động cơ này cung cấp lực cho hai mục đích là tạo áp lực trong bình dung dịch thuốc và tiếp sức cho vòng quay của bánh xe, giảm nặng nhọc cho người vận hành. Bề rộng sải cánh của giàn mang 22 béc phun 8 m. Lượng nước phun 600 lít nước/ha, công suất 10 ha/ngày. Hiện nay tại trại Tà Đảnh có 4 máy đang phục vụ SX. Ngoài ra Trại còn liên kết với một vài cơ sở cơ khí tại huyện Tri Tôn (An Giang) SX hàng chục chiếc phục vụ theo đơn đặt hàng của nông dân quanh vùng. Mỗi chiếc giá khoảng 12 - 13 triệu đồng.

Máy phun xịt dung dịch

Anh Phạm Hoàng Thắng ở TP Cần Thơ sáng chế ra máy phun xịt dung dịch. Trước đó, cách đây khoảng 10 năm, chiếc máy đầu tiên có thùng chứa dung dịch được tạo áp lực từ những tay đòn liên kết với vòng quay của hai bánh xe. Do đó người vận hành phải lao động rất nặng nhọc.

Sau đó nhờ sự góp ý tư vấn của cán bộ khoa học thuộc Viện Lúa ĐBSCL về việc gắn động cơ xăng để tạo áp lực phun thuốc, người phun chỉ kéo máy và điều chỉnh đường phun nên công việc nhẹ nhàng hơn. 

Mẫu máy hiện nay có vật liệu vừa làm bằng kim loại và nhựa nên trọng lượng nhẹ. Máy có hai bánh xe bằng nhựa đường kính 90 cm. Thùng chứa dung dịch có thể tích 32 lít. Chiều dài giàn phun là 5 m, có gắn 10 béc phun. Động cơ tạo áp lực là 1 mã lực, xăng pha nhớt. Giàn phun có thể điều chỉnh tùy theo độ cao của cây trồng.

Công suất phun được 3 ha/ngày, có thể phun trên cây lúa ở tất cả các giai đoạn từ mạ đến đòng trổ. Máy còn được sử dụng phun trên các cây trồng khác như rau, mè, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, bắp (lúc nhỏ). Máy có giá bán 5 triệu đồng. Vừa qua DNTN nhựa Hoàng Thắng đã bán 2.000 máy trên toàn quốc.

Giàn phun cánh dơi

Giàn phun cánh dơi do chị Nguyễn Thị Tím ở Tân Hưng (Long An) sáng tạo. Gia đình chị chuyên phun thuốc trừ sâu cho các chủ ruộng bằng bình phun gạt đeo vai với năng suất thấp và nặng nhọc. Do có nhiều nông dân trồng lúa hợp đồng nên chị đã suy nghĩ cải tiến phương tiện, tăng năng suất lao động để gia tăng thu nhập gia đình.

Công cụ cải tiến đầu tiên của chị là giàn phun bồ cào, béc có cuống dài 35 cm nên có thể phun thuốc tận gốc lúa diệt rầy, Giàn phun bằng ống inox phi 12 ly, dài 6 m, gắn 30 béc. Ống cao su dẫn dung dịch thuốc dài 500 m nối liền với máy nén áp suất cao đặt trên xuồng di chuyển dọc bờ kênh. Giàn phun cần 4 người vận hành, hai người cầm hai đầu giàn phun, một người nâng ống và một người vận hành máy nén và di chuyển xuồng.

Gần đây chị Tím cải tiến để giảm một lao động trong nhóm. Đó là giàn phun cánh dơi. Giàn cánh dơi hình kim tự tháp làm bằng tre tầm vông nên trọng lượng nhẹ. Giàn tầm vông dùng làm giá đỡ cho ống inox mang béc phun. Chiều dài giàn phun là 10 m, gắn 44 béc. Trọng lượng giàn cánh dơi chỉ khoảng 15 kg.

Một người mang giàn phun, một người nâng ống cao su và một người vận hành máy nén và di chuyển xuồng. Thuốc được phun về phía sau nên an toàn đối với người vận hành. Mỗi ngày nhóm 3 người phun được 8 - 10 ha, với thu nhập bình quân 200.000 đồng/người.

Nhóm của chị Tím phun đúng yêu cầu kỹ thuật và phía chủ ruộng yêu cầu nên hiệu quả diệt dịch hại cao, được nhiều nông dân biết đến. Do vậy hoạt động dịch vụ phun thuốc BVTV của nhóm chị Tím có việc làm thường xuyên, ổn định.

Máy phun thuốc 4 bánh

Qua một số mẫu máy phun thuốc BVTV cải tiến điển hình chứng minh khả năng hoạt động tốt, phun xịt các giọt thuốc bay ra phía sau, an toàn cho người vận hành máy. Điều này gợi mở cho các DN cơ khí ở các địa phương cải tiến, SX ra nhiều loại máy để phục vụ rộng rãi cho bà con nông dân, gia tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV và an toàn đối với người vận hành máy, nhất là những người thuộc đội ngũ làm dịch vụ phun thuốc BVTV.

Đó là máy phun thuốc BVTV có người vận hành ngồi điều khiển bên trên máy. Máy phun xịt vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, từ lúc gieo sạ cho đến đòng trổ. Đường bánh máy di chuyển giữ cố định suốt vụ và khoảng cách lúa bị thiệt hại hẹp hơn 15 cm nên không ảnh hưởng làm giảm năng suất lúa. Máy do nông dân Hồ Văn Nam, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) sáng chế.

Máy có khung xe dài 3 m và ngang 1,8 m. Xe có 4 bánh cuốn tròn bằng sắt ống nước, bánh sau có đường kính 2 m làm bằng ống nước phi 4,2 cm. Bánh trước đường kính 1 m, với sắt phi 3,2 cm. Bánh xe có dây luộc nylon phi 1 cm quấn xoắn ốc theo vòng bánh để tăng độ ma xát bám đất sình khi vận hành trên ruộng. Xe có gắn một động cơ xăng 6 mã lực. Động cơ tạo áp lực cho bình phun và di chuyển xe.

Thể tích thùng chứa dung dịch là 120 lít nước. Chiều dài giàn phun thuốc là 15 m, mỗi béc phun cách nhau 20 cm. Giàn phun thuốc có thể điều chỉnh nâng hạ, lên xuống tùy theo độ cao của cây lúa và tập tính của loại dịch hại cần kiểm soát.

Ở Tân Hiệp (Kiên Giang), mỗi mảnh ruộng có chiều rộng 30 m và chiều dài 1.000 m, tổng diên tích là 3 ha. Máy phun trong 2 giờ xong một mãnh ruộng và có thể làm dịch vụ cho những nông dân chung quanh với 12 ha/ngày.

 

* Một số địa chỉ liên hệ:

- Nông dân Hồ Văn Nam - ĐT: 0984545061

- DNTN Nhựa Hoàng Thắng - Phạm Hoàng Thắng. ĐT: 0977395979 (www.nhuahoangthang.com)

- Chị Nguyễn Thị Tím - ĐT: 01697089942

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm