| Hotline: 0983.970.780

“Cải tử hoàn sinh” nương rẫy

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:58 (GMT+7)

Huyện đang vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa nương, sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, thực hiện cuộc “cải tử hoàn sinh” cho nương rẫy...

Huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có khoảng 4.500 ha nương rẫy các loại, trong đó nương sắn 500 ha, lúa nương 500 ha...; hiệu quả SX rất thấp, nguy cơ cháy rừng lây lan từ việc phát dọn nương rẫy rất cao.

Huyện đang vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa nương, sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, thực hiện cuộc “cải tử hoàn sinh” cho nương rẫy...

Nằm trên ngọn nguồn của Ngòi Thia, phần lớn nương rẫy của huyện nằm trên các sườn núi có độ dốc lớn. Trải qua hàng chục năm canh tác độ màu mỡ của các nương rẫy giảm nhiều, nguy cơ sa mạc hoá đã hiện hữu. Nhiều diện tích nương rẫy bỏ hoang cây cỏ cũng không lên nổi, sỏi đá trồi lên không thể trồng được bất cứ một loại cây gì trên diện tích đó.

Diện tích nương rẫy hoang hóa càng lan rộng, trong khi nhu cầu lương thực của người dân đòi hỏi ngày một nhiều cho sinh hoạt, chăn nuôi và tiêu dùng. Để có đất SX, người dân nhằm diện tích rừng xâm chiếm, đốt phá... đã gây ra nhiều trận cháy rừng lớn, khiến Trạm Tấu thiệt hại cả ngàn ha rừng mấy chục năm qua.


Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân

Từ năm 2011 nhằm “cải tử hoàn sinh” cho các diện tích lúa nương và sắn kém hiệu quả, huyện vận động người dân chuyển sang trồng ngô kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Những năm trước đây, vụ trồng ngô chính của Trạm Tấu là vụ xuân, năm cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 1.300 ha, năng suất 20 - 22 tạ/ha. Năm 2011 Trạm Tấu vận động người dân chuyển diện tích trồng lúa nương và sắn kém hiệu quả sang trồng ngô được trên 200 ha, đưa diện tích ngô vụ xuân lên 1.638 ha, năm 2012 chuyển 392,5 ha sang trồng ngô, diện tích ngô xuân năm 2012 nhảy vọt lên 2.469,46 ha, tập trung ở các xã có diện tích nương rẫy kém hiệu quả như Bản Công 76,5 ha, Trạm Tấu 58 ha, Phình Hồ 52 ha, Pá Lau 49 ha, Làng Nhì 18 ha, Tà Xi Láng 23 ha, Bản Mù 13 ha... Năng suất vụ ngô xuân 2012 toàn huyện đạt 23,7 tạ/ha.

Vụ ngô xuân 2013 kế hoạch huyện Trạm Tấu dự kiến trồng 2.600 ha ngô, trong đó chuyển khoảng 300 ha diện tích lúa nương và sắn sang trồng ngô, riêng xã Pá Hu người dân đã đăng ký diện tích chuyển đổi 91 ha. Do nhận thấy trồng ngô năng suất cao nhiều hộ dân đã chuyển phần lớn diện tích trồng lúa nương sang trồng ngô. Trong đó phải kể tới gia đình ông Giàng A Dơ, thôn Tà Xùa, xã Bản Công chuyển đổi 1 ha; ông Giàng A Đài, Giàng A Chềnh, thôn Bản Công chuyển đổi 1 ha lúa nương và sắn sang trồng ngô.

Chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi cây trồng là 20 kg ngô giống tương đương 2 triệu đồng cho 1 ha, 365 - 380 kg phân bón tổng hợp NPK cho mỗi ha. Các giống ngô năng suất cao Bioseed9698, C919, AG59 đang được người dân trồng với diện tích lớn.

Ông Hờ A Thào ở thôn Tà Chử cho biết: Vụ ngô năm ngoái nhà mình chuyển hơn 6.000 m2 đất trồng lúa sang trồng ngô, được nhà nước hỗ trợ phân bón và giống. Không nghĩ là trồng ngô được ăn đâu, nhưng đến mùa thu hoạch thấy ngô tốt quá, bắp nào cũng to, hạt dày. Không cân đâu, nhưng cán bộ khuyến nông bảo số ngô ấy được hơn 1 tấn đấy. Nhà mình ai cũng vui, mình bán ngô để mua gạo ăn mà. Năm nay mình tiếp tục đăng ký trồng ngô trên diện tích trồng lúa nương năm ngoái, không phải 6.000 m2 mà còn hơn nữa, kể cả diện tích nương sắn...

Cùng với việc vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa nương và sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, Trạm Khuyến nông Trạm Tấu đã hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng xen cây họ đậu, sử dụng thân cây ngô và cỏ rác phủ lên mặt đất để chống rửa trôi tăng độ phì cho đất. Đây là những việc làm mà Trạm Tấu thực hiện nhằm “cải tử hoàn sinh” cho nương rẫy, giúp người dân có thu nhập cao ổn định và nâng cao đời sống.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm