| Hotline: 0983.970.780

Cầm chắc đói mùa giáp hạt

Thứ Tư 27/10/2010 , 09:45 (GMT+7)

Vượt chặng đường từ TP Vinh đến mấy xã vùng rốn lũ của huyện Nam Đàn, nhiều chỗ xe chúng tôi vẫn phải lội nước.

Dân Nam Cường nhận hàng cứu trợ
Vượt chặng đường từ TP Vinh đến mấy xã vùng rốn lũ của huyện Nam Đàn, nhiều chỗ xe chúng tôi vẫn phải lội nước.  

Đến cầu Nam Đàn, nhìn xuống dòng sông Lam, nước vẫn đục ngầu và cuồn cuộn chảy. Các bãi bồi ven sông Lam đang ngoi dần lên. Người dân vùng lũ các xã vùng "chín Nam" đang trông chờ nước rút để cày đất cho kịp gieo vãi rau cải và các loại hoa màu khác trong vụ đông. Đi mãi mới đến được xã Nam Cường, vùng bị ngập nước sâu nhất của huyện Nam Đàn. Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hảo, 41 tuổi, trú tại xóm Kiều Hạ (xóm 5) cho biết: Toàn xã Nam Cường 100% số hộ đều bị ngập úng từ 1,2 mét đến 3 mét.

Do nước lên quá nhanh nên hàng trăm gia đình bị trôi hết tài sản. Tình trạng thóc gạo, củi bị ngâm nước là chuỵên bình thường. Từ hôm ngập lụt đến nay, đã có nhiều đoàn cứu trợ đã về đây. Nhưng thuyền chỉ đến được một số nhà chính sách, già cả cô đơn. Còn hàng cứu trợ cho toàn dân trong xã thì từ hôm 19/10 đến nay chỉ được mỗi người 6 gói mì tôm, nửa lon nước chanh leo, nửa gói lương khô, 1 chai nước uống 500 ml và 1,7 kg gạo. Nhà tôi có 4 khẩu, được chia 3 đợt tổng cộng 24 gói mì tôm; 2 lon chanh leo, 2 gói lương khô (mỗi gói 2 thanh), 4 chai nước và 6,8 kg gạo. Đợt này các hộ chính sách, người tàn tật, không nơi nương tựa còn được bình xét để nhận thêm 1 suất quà nhưng chờ mãi đến chiều nay vẫn chưa thấy đưa về….

Ông Nguyễn Văn Công, 52 tuổi, trú tại xóm 5, Nam Cường buồn bã nói với chúng tôi: Nhà tôi làm 5 sào vụ đông, trong đó có 3 sào ngô, 1 sào mùi và 1 sào ớt cay xuất khẩu đều bị lũ cuốn trôi, thiệt hại về phân bón, công và hạt giống khoảng 1,5 triệu đồng. Điều làm bà con trong xã lo nhất là tài sản trong nhà đều bị ngâm nước hư hại hết, hạt giống không có nên không thể khôi phục lại SX. Nhà nước hỗ trợ bà con được đồng nào quý đồng nấy. Trước mắt là để chống đói vào thời điểm giáp hạt sắp tới…

Ông Trần Thanh Giảng, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Nam Cường cho biết: Vụ đông năm nay toàn HTX làm 45 ha ngô, 1 ha lạc và dự kiến làm khoảng 17 ha ớt xuất khẩu nhưng lũ đã xóa sổ hoàn toàn. Ngoài ra còn có 160 mét kênh mương bị sập, 2 km đường giao thông nội đồng bị hỏng; hai máy bơm điện loại 3.000 m3/giờ đều bị hư hại. Tổng thiệt hại khoảng gần 500 triệu đồng. Cái lo nhất hiện nay là toàn dân đang thiếu giống ngô, ớt, giống rau trầm trọng. Và nếu có giống thì cũng không còn tiền để mua". Nước rút, bà con đã gieo hạt cải để lo cứu đói cái đã, còn lại đang ngóng lên cấp trên xem có được hỗ trợ được tí giống má gì không. Nói thật với anh vốn đầu tư cho vụ đông của dân đều đã bị mất trắng. Giờ thì thiếu đủ thứ, từ cái ăn, cái mặc. Đến đàn trâu, bò cũng không còn rơm, rạ để ăn, chúng tôi đang lo đến lúc trời rét đậm có khi trâu bò lại chết rét hàng loạt..." - ông Giảng chán nản nói.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất