| Hotline: 0983.970.780

Cam Hòa Bình “bén duyên” phân Văn Điển

Thứ Năm 16/01/2014 , 10:45 (GMT+7)

Sau quá trình sử dụng, người trồng cam tại Hòa Bình “bén duyên” ngay với thương hiệu phân Văn Điển VAFDCO.

Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp & XD Anh Thái vừa tiến hành tổng kết mô hình sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển với cây cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sau quá trình sử dụng, người trồng cam tại Hòa Bình “bén duyên” ngay với thương hiệu phân Văn Điển VAFDCO.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Phái - Giám đốc Công ty TNHH VTNN & XD Anh Thái cho biết, để tận “mắt thấy tai nghe”, đơn vị đã tổ chức cho nông dân, đại lý trong vùng đến thăm mô hình khi mô hình thực nghiệm đạt kết quả tốt. Từ đó, có những khuyến cáo, chuyển giao kỹ thuật sử dụng NPK Văn Điển cho nông dân sử dụng và tổ chức cung ứng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.


Phân bón Văn Điển đem lại niềm vui cho người trồng cam tại Hòa Bình

Cũng theo ông Phái, địa điểm được chọn để thực nghiệm mô hình phân đa yếu tố NPK Văn Điển là vùng trọng điểm thâm canh cam của huyện Cao Phong với diện tích từ 0,5 - 1ha có cùng tính chất đất (địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tuổi), cùng ruột giống, tuổi cây (đối với cam).

Ruộng thực nghiệm và ruộng đối chứng cùng trong vùng thực nghiệm (tốt nhất là ô đối chứng ngay trong ruộng thực nghiệm). Về giống, chọn giống cam sản xuất đại trà tại địa phương, cùng tuổi cây và đang trong giai đoạn khai thác (cho quả).

Sau khi xây dựng xong mô hình, bà con nông dân tại huyện Cao Phong tiến hành bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3 (thời kỳ kiến thiết cơ bản) và NPK 16.6.16 (thời kỳ kinh doanh), cụ thể:

Cây cam kinh doanh: Bón thúc NPK 16.6.16 3,5 kg/cây.

- Thúc 1 (đón hoa) tháng 2: bón 60% lượng NPK 16.6.16.

- Thúc 2 (thúc quả) khi quả to bằng ngón tay, bón nốt 40% lượng NPK 16.6.16.

Cách bón: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20-25cm, sâu 5-10cm, rải phân sau đó lấp đất.

Cây cam thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón phân đa yếu tố NPK 5.10.3 1,5 kg/cây, phân hữu cơ: 35 - 40 kg/cây.

Cách bón: Đào rãnh cách gốc 1m sâu 5-15cm rộng 20-25 cm, rải phân hữu cơ + phân NPK Văn Điển rồi lấp đất kín phân.

Kết quả, mô hình đối với cây cam thời kỳ kinh doanh xã Đông Phong, Cao Phong, Hòa Bình cho thấy, bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây cam khỏe, lá xanh sáng bóng nên khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (mức độ 1 so với mức độ 2 của đối chứng), khả năng đậu quả tăng so với đối chứng là 15%, tỷ lệ rụng quả giảm 5% so với đối chứng.

 Ngoài ra, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển có hàm lượng kali cao nên giảm tỷ lệ nứt quả xuống 5% so với đối chứng, chất lượng quả tốt hơn so với đối chứng, độ đường tăng cao. Đặc biệt, tỷ lệ chín của mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng tốt hơn so với bón phân đơn từ 10 - 20%, nên khi thu hoạch sẽ thu nhanh gọn. Từ đó, năng suất thực tế của mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng tăng so với đối chứng 3,5 tấn/ha.

Đối với cây cam Xã Đoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cho thấy mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây phát triển tốt, lá xanh sáng, độ lá dày hơn so với đối chứng từ 0,25- 0,5 mm. Tỷ lệ cành lộc cũng tăng cao hơn so với đối chứng 10%, cành lộc phát triển nhanh và khỏe hơn so với đối chứng. Qua kết quả đạt được vượt ngoài sự mong đợi, bà con nông dân tại Hòa Bình chủ động chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển làm người bạn đời “kết duyên” với cây cam của mình.

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển đối với cây cam, cây phát triển tốt, sinh trưởng phát triển khỏe, sức chống chịu với sâu bệnh cao. Ngoài ra, bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cho cây cam có hàm lượng đường tăng cao, quả chín đồng đều, tỷ lệ quả nứt thối giảm đáng kể, năng suất tăng cao.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm