| Hotline: 0983.970.780

Cam V2 lãi ròng 300 triệu/ha

Thứ Sáu 22/02/2013 , 09:54 (GMT+7)

Cam V2 là giống chất lượng cao và chín muộn nên năm nay nhiều CBCNV Cty mạnh dạn trồng ngay từ đầu thì đều thắng lớn...

Những ngày giáp Tết, chúng tôi đến Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chứng kiến hàng chục xe con, xe tải đang xếp hàng chờ mua cam V2 để về làm quà Tết. Vườn ươm cam V2 quả chín vàng trông thật đẹp mắt.

Ông Lê Huy Dũng, GĐ Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 phấn khởi cho biết: "Cam V2 mới trồng được 5 năm nhưng năng suất khá cao, trung bình khoảng 9,2 tấn/ha. Điều đáng mừng nhất là giá cam chọn tại vườn cao hơn năm ngoái khoảng 15.000 đ/kg. Năm ngoái giá cam V2 chọn chỉ dừng lại ở mức 45.000 đ/kg. Giá bán xô tại vườn cũng cao hơn giá cam chọn của năm ngoái từ 2.000 - 3.000 đ/kg.

Tuy vất vả hơn nhưng Cty chọn phương án bán cam chọn tại vườn để có lợi nhuận cao hơn, bởi tỷ lệ cam loại 1 chiếm tới 90%. Cam V2 tại vườn ươm của chúng tôi chỉ có 5 ha, mà các đơn vị đặt hàng gần hết nên phải chọn lựa cẩn thận để giữ uy tín với khách hàng".

Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy ông Phan Tuấn Cường, GĐ Cty TNHH MTV cây ăn quả Nghệ An đang cùng mấy cán bộ văn phòng của mình lên tận đây mua cam V2 để về làm quà Tết. Ông Cường giải thích: "Tiếng là Cty cây ăn quả nhưng đơn vị chỉ còn lại diện tích cao su kinh doanh. Cam bán dọc đường Hồ Chí Minh thì nhiều, giá bán chỉ 40.000 đ/kg nhưng đều là loại cam khác không ngon vẫn được họ mượn danh cam V2 để lừa người đi đường. Mua mấy tạ cam đi làm quà Tết nên chúng tôi phải lên tận nơi để khỏi mang tiếng...".


Khách mua cam V2 tại vườn của Cty 3/2

Chị Lê Thị Lan, cán bộ Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 phấn khởi: Vườn cam V2 năm nay đều đạt năng suất bình quân trên dưới 9 tấn/ha. Tính giá bình quân 55.000 đ/kg mỗi ha thu được khoảng 500 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí lãi ròng ít nhất cũng được 300 triệu đ/ha. Riêng 5 ha cam V2 của Cty năm nay đã cho lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng. Năng suất cam sẽ tăng dần nên năm tới chắc sẽ đạt năng suất cao hơn nữa.

Chị Lan cho biết thêm: "Cam V2 là giống chất lượng cao và chín muộn nên năm nay nhiều CBCNV Cty mạnh dạn trồng ngay từ đầu thì đều thắng lớn. Cụ thể, anh Phan Bá Hội trồng được 1,5 ha cam V2 năm ngoái bắt đầu bước vào chu kỳ kinh doanh đã có tổng doanh thu 800 triệu đồng, năm nay sản lượng cam V2 cao hơn, giá bán sỉ tại vườn chỉ 55.000 đ/kg, anh Hội cũng thu được trên dưới 1,2 tỷ đồng.

Vườn cam V2 của ông Nguyễn Nam Thuyên (1,5 ha), vườn của chị Nguyễn Thị Nga (1 ha), vườn của anh Hoàng Trung Hiếu (0,5 ha), vườn của anh Lê Huy Dũng (2 ha)... đều thu tăng mạnh so với năm 2012. Nói thật là anh chị em cán bộ nào trong Cty chịu khó trồng 2 giống cam BH (chín sớm) và V2 (chín muộn) đến nay đều cho thu nhập cao hết. Sau 2 - 3 năm vườn cam đi vào kinh doanh thì việc sắm xe du lịch loại sang đối với họ đều là chuyện nhỏ".

Ông Lê Huy Dũng chia sẻ: "Hiện diện tích giống cam V2 mà chúng tôi cung cấp cho các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Thanh Chương (Nghệ An) đã phủ kín khoảng 150 ha. Đến năm nay (2013) đã có khoảng trên 100 ha bắt đầu vào năm kinh doanh đầu tiên. Năm suất cam V2 sẽ phát triển theo "đồ thị hình sin" đến đỉnh điểm là 7 năm thì bắt đầu tụt dốc.

Việc tụt dốc nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng đầu tư, chăm sóc của từng hộ. Hy vọng chỉ trong vòng 3 - 4 năm nữa giống cam BH và V2 sẽ chiếm lĩnh và làm chủ khu vực Phủ Quỳ, thay thế dần cho các giống cam Vân Du, Xã Đoài. Cam BH và V2 sẽ là một trong những tác nhân tích cực thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng này, góp phần đắc lực để các địa phương thực hiện nhanh tiêu chí tăng thu nhập của chương trình xây dựng NTM".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm