| Hotline: 0983.970.780

Cần bảo tồn rừng trắc quý hiếm

Thứ Năm 16/08/2012 , 10:35 (GMT+7)

Tại lưu vực suối Đá Bàn, thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) từ lâu là cánh rừng có mật độ cây trắc rất dày và trải rộng.

Trắc dây mọc dày trong rẫy
Tại lưu vực suối Đá Bàn, thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) từ lâu là cánh rừng có mật độ cây trắc rất dày và trải rộng. Sau thời gian dài không được quan tâm nên người dân đã khai thác lấy gỗ và làm rẫy. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, được xếp loại IA trong sách Đỏ nên cần khôi phục, bảo tồn…

Ông Nguyễn Ngọc Tiến ở thôn Cẩm Tú cho biết: “Lâu nay người dân ở đây cũng biết đến giá trị của cây trắc, nhưng không biết loài cây này thuộc loài quý hiếm, nguy cấp nên bà con chặt bỏ để trồng cây khác. Gia đình tôi có khoảng 2,5 ha đất rẫy ở khu vực Suối Tre, trước đây trắc mọc rất dày nên nhiều người đã xin bứng những cây dáng đẹp, gốc to để làm cảnh, còn lại cây nhỏ gia đình phát dọn để trồng bạch đàn".

Ông Trương Văn Phụng, 58 tuổi ở cùng thôn cho biết: “Theo lời kể của cụ thân sinh thì trước đây khu vực này có rất nhiều cây gỗ quý, nhiều nhất là trắc. Do số lượng cây trắc mọc khá dày như năm ngón tay trên một bàn tay nên người dân đặt tên rừng là “Bàn tay trắc”. Hiện 3 ha đất ở khu Đá Sập, Suối Tre đang trồng bạch đàn và keo lá tràm nhưng số lượng trắc dây mọc xen kẽ rất nhiều. Nếu Nhà nước có chính sách bảo tồn và phát triển rừng trắc thì chúng tôi hưởng ứng”.

Trắc dây có tên khoa học là Dalbergia Vietnamensis, còn gọi là trắc trung, trắc Việt, tràm bầu, dịp rừng... Thân gỗ nhỏ, có gai do cành biến thành, phân cành thấp, vỏ xám dày 3-4 mm, lá kép lông chim có cuống mảnh dài 5,2-6,3 cm, rụng lá theo mùa. Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt. Đây là loài thực vật đặc hữu hẹp của Nam Trung bộ, mới chỉ phát hiện ở Phú Yên, Khánh Hòa.

Theo ông Lê Văn Thứng, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên & môi trường Phú Yên, cây trắc ở Cẩm Tú có 2 loại gồm trắc dây và trắc cây, đều là loài cây quý hiếm, nguy cấp được xếp loại IA trong sách Đỏ Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ, tại lưu vực suối Đá Bàn đã phát hiện nhiều cá thể trắc phân bố rải rác, có đám lên đến khoảng 100 cây, có cây đường kính gốc gần 40 cm. Hiện người dân vẫn tiếp tục khai thác gỗ trắc, đào gốc làm cây cảnh và chặt bỏ để làm rẫy.

"Rừng trắc là tài sản thiên nhiên vô cùng quý giá, có vị trí hết sức đặc biệt, nằm trong quy hoạch của khu du lịch Đá Bàn. Hội chúng tôi đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tuyên truyền và ngăn chặn, bảo vệ rừng trắc còn sót lại. Cần thành lập ngay dự án bảo tồn, phát triển cây trắc; hỗ trợ đề tài nghiên cứu cấp tỉnh để tổ chức điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu, đề xuất phương án bảo tồn, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế...", ông Thứng kiến nghị.

Để bảo tồn loài cây quý hiếm này, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã chỉ đạo UBND TP Tuy Hòa và Hội đồng KH-CN tỉnh nghiên cứu, xem xét và có ý kiến đối với kiến nghị của Hội Bảo vệ thiên nhiên & môi trường về rừng trắc tại lưu vực suối Đá Bàn để tỉnh xem xét quyết định.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm