| Hotline: 0983.970.780

Căn bệnh nan y "hiếm có"

Thứ Hai 15/08/2011 , 14:06 (GMT+7)

Chị Tuyết Nhung không bao giờ quên ngày đầu tiên được gia đình cho biết, đứa con mong chờ của hai vợ chồng đang có vấn đề nghiêm trọng.

Hành trình vô vọng

Chị Tuyết Nhung không bao giờ quên ngày đầu tiên được gia đình cho biết, đứa con mong chờ của hai vợ chồng đang có vấn đề nghiêm trọng. Tỉnh lại sau khi sinh, Nhung rất ngạc nhiên vì không được gặp con như các bà mẹ khác. Gia đình chỉ nói bé phải nằm lồng kính, chị cũng nghĩ con mình sinh khó nên chắc có chút vấn đề. Đến khi ra viện, mới hay bé đã được BV An Bình (nơi chị sinh bé) chuyển sang Nhi đồng 1 sau 3 ngày sinh.

Bà Tư, chị dâu của Nhung, người theo chăm sóc hai mẹ con trong viện kể: Vì Nhung sinh khó nên bác sĩ phải “hút” bé ra. Nào ngờ lực hút khiến toàn bộ da đầu bé bong phồng ra, nhìn thấy não bộ bên trong phập phồng, trông mà hãi. Chỉ còn nắm nhẹ tay chân để thay quần áo, da tay, da chân cũng tuột ra hoặc đỏ tím rồi phồng rộp lên những bong bóng nước. Thất vọng vì không thể làm gì ngoài việc băng bó các vết thương, BS BV Nhi đồng 1 cho gia đình biết, bé mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm gặp do một khiếm khuyết di truyền làm cho lớp thượng bì không liên kết chặt chẽ với các lớp bên dưới, gọi là bệnh “ly thượng bì bóng nước” (LTBBN) hay dân gian còn gọi “bệnh lột da ếch”.

Rồi hai vợ chồng quyết định mang con về, tự tay chăm sóc. Chỉ một chút sơ sảy là làn da non lại phồng rộp. Vết thương vừa liền da đã lại phát sinh vết thương mới. Chỉ sau 1 tháng, các vết thương liên tục đã khiến móng tay, móng chân bé rụng sạch. Rồi dần dần, vết thương kẽ ngón dính lại, mô sẹo tái đi tái lại gây dính ngón và tiêu mất ngón.

Vất vả, đau đớn hằng giờ nhưng bé Trần Đoàn Hữu Huy cũng lớn khôn từng ngày. Nay 11 tuổi nhưng chưa một ngày Huy đặt bàn chân xuống đất. Để chăm sóc con, hai vợ chồng chị Nhung đã bán căn nhà nhỏ ở Bình Tân, cha mẹ cho lúc ra riêng. Chỉ riêng tiền bông băng cho bé cũng tốn của anh chị 10 triệu đồng mỗi tháng.

Cảm thương cuộc chiến vô vọng của hai vợ chồng chị Nhung và sự kiên cường chịu đựng của bé Huy, Hội Hỗ trợ nghiên cứu LTBBN thể loạn dưỡng thế giới và Quỹ “Nâng bước tuổi thơ” đã đặc cách xét cho bé Trần Đoàn Hữu Huy (11 tuổi) và bé Nguyễn Duy Phước (3 tuổi) 1 năm viện phí điều trị tại bệnh Bệnh viện FV (Q.7, TP.HCM). Cùng hoàn cảnh với chị Nhung, chị Đ.T Thanh Thảo và cậu con trai Duy Phước cũng đang từng ngày chiến đấu với căn bệnh này.

Chưa có cách điều trị

Giáo sư Dedee Murrell, Trưởng Khoa Da, Bệnh viện St. George, người đạt giải thưởng Brenan do Hiệp hội Da liễu Úc trao tặng cho những nghiên cứu về so sánh tính nhạy cảm và đặc tính của các phương pháp chẩn đoán LTBBN, cho biết: Bệnh LTBBN (tên tiếng Anh: Epidermolysis Bullosa, EB), là căn bệnh khiến da vô cùng mong manh trước những lực cọ xát hay va chạm nhẹ như ẵm bồng, kỳ cọ, gỡ băng keo dính trên da...

Đối với LTBBN thể nặng, phồng rộp bóng nước còn xuất hiện trong miệng và dần dần gây dính trong khoang miệng. Bệnh nhi mất nhiều dịch và protein vào vết thương nhưng lại không thể ăn uống đủ nên vết thương không lành và rất dễ nhiễm trùng. Hiện nay, LTBBN vẫn chưa có phương pháp điều trị nên tất cả bệnh nhi này đều phải trải qua một cuộc chiến đau đớn chống chọi với bệnh tật suốt đời. Nguy cơ tử vong rất cao, 50% do nhiễm trùng da, tiên lượng tử vong cao trong năm đầu.

Trên thế giới chỉ có trường hợp LTBBN sống đến 70 tuổi. Hầu hết LTBBN tử vong vì ung thư vẩy da, với chủng tộc da trắng là 30-40 tuổi. Với các bệnh LTBBN châu Á, thường bị ung thư vảy da độ tuổi 14. Tỷ lệ LTBBN khoảng 1/15- 20 triệu người. Ước tính tại Việt Nam, có khoảng 4.000 bệnh nhân bị LTBBN, phần lớn không qua được những ngày đầu mới sinh, có em kéo dài được vài tuần, vài tháng hay một số năm.

Người ta ví cuộc sống của những bé LTBBN mong manh như bướm. Khi bé nói đau không có nghĩa là đau vì cuộc sống của trẻ đã đau triền miên. Sự can thiệp của y học hiện nay đối với bệnh LTBBN chủ yếu là nâng đỡ tổng trạng và chăm sóc giống như một bệnh nhân bỏng, bao gồm: Băng quấn ngăn chặn hình thành bóng nước mới, điều trị lành vết thương, chống nhiễm trùng, dinh dưỡng tích cực, giảm thiểu sự biến dạng gây tàn phế và giảm đau.

Được biết hiện nay, ngoài Bệnh viện FV, các bệnh nhi LTBBN có thể đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để được chăm sóc và theo dõi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm