| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ về, miềng khóc nhiều đó...

Thứ Năm 23/09/2010 , 11:47 (GMT+7)

Cán bộ có người xấu, nhưng cũng không thiếu người tốt. Người cán bộ vùng cao mà chúng tôi muốn nói đến trong bài báo này minh chứng cho điều đó. Anh là Phan Thanh Bình, một cán bộ "cắm bản".

Anh Bình đang hướng dẫn đồng bào chăm lo sản xuất

Cán bộ có người xấu, nhưng cũng không thiếu người tốt. Người cán bộ vùng cao mà chúng tôi muốn nói đến trong bài báo này minh chứng cho điều đó. Anh là Phan Thanh Bình, một cán bộ "cắm bản".

>> Nhắn nhủ cái đầu luôn đổi mới
>> Ngàn lẻ chuyện quanh “top 4C”
>> Vào cung đường ma túy nóng nhất Tây Bắc
>> Tai họa những quyết định ngẫu hứng
>> Rượu chè, bài bạc, con rơi...
>> Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù
>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

"Cán bộ phải bốn cùng"

Nằm biệt lập giữa vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, xã rẻo cao Tân Trạch chỉ với một bản duy nhất có 50 hộ, 230 khẩu chủ yếu là đồng bào A Rem. Tộc người A Rem thuộc dân tộc Chứt cùng với tộc người Rục đã có một thời gian dài sống trong các hang đá giữa đại ngàn Trường Sơn và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Năm 1993, Bộ đội Biên phòng Ðồn 593 và chính quyền huyện Bố Trạch tích cực vận động, bà con mới ra định cư ở bản 39 (km 39 đường 20 Quyết Thắng).

Mặc dù cách huyện lỵ Bố Trạch khoảng 80 km nhưng do đường sá khó khăn, cách biệt, cho nên cuộc sống của đồng bào ở đây vẫn rất khó khăn, sống chủ yếu nhờ nương rẫy, săn bắn tự do và trông chờ vào trợ cấp của chính quyền. Không đường, không điện, không trường, không trạm y tế và rất nhiều những hủ tục lạc hậu vẫn còn là thực tế diễn ra ở bản A Rem. Và cũng tại thời điểm đó, đảng viên Phan Thanh Bình được tổ chức phân công lên làm Bí thư chi bộ.

Ông Đinh Đu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Trạch, người đen chắc, bằng giọng nặng mà chất phác đậm nét của người dân tộc A Rem kể về bác Bình (như cách gọi quý trọng của bà con Arem vẫn dành cho đảng viên Phan Thanh Bình): “Nó nhỏ tuổi hơn mình chớ, nhưng quý nó nên gọi bác Bình thiệt mà. Nó về xuôi rồi thì nhớ trong cái bụng. Nó là cán bộ tốt, làm cho dân bản tin rồi. Không có nó thì bản còn khó hung (lắm). Khi không có chi ăn thì nó ở, bây giờ có hạt gạo rồi thì nó về. Nhớ cái dáng người cao cao của nó hung rồi”.

Ngày lên Arem, dù đã biết trước nhưng thấy cảnh cỏ mọc lút bản, bò heo thả rông ở với người, khắp bản ngập phân bò phân lợn... cũng làm cho anh Bình nao lòng. Anh tự nhủ: Cán bộ phải bốn cùng, "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng học" với đồng bào thì phải như đồng bào thiệt, tạo được niềm tin trong lòng dân bản thì mới có kết quả. Việc làm đầu tiên của anh là phải ổn định đời sống, định cư lâu dài thì mới tính đến chuyện phát triển kinh tế. Vườn cây thì phải có che rào, làng bản phải có hàng rào bảo vệ.

Hôm sau anh cho họp cán bộ cốt cán và những người lớn trong bản để xây dựng kế hoạch làm hàng rào quanh bản làng. Buổi sáng, mang theo gói cơm, anh cùng các đảng viên vào rừng chặt nứa, kiếm mây mang về. Cứ mỗi cán bộ đảng viên phải làm gương và rào hơn hai chục mét hàng rào cho thật chắc chắn cho dân bản học theo. Anh xung phong làm trước, thấy anh làm, nhiều gia đình cũng nói con cái làm theo. Gia đình nào làm xong trước, anh đến động viên và bớt chút gạo, mì chín mang theo làm quà tặng động viên...

Xong hàng rào của bản là đến việc làm rào khu nhốt riêng bò, lợn. Nhiều người lúc đầu đứng xem cán bộ Bình làm, thấy tay anh bật máu vì nứa cắt cũng thương góp vô làm giúp. Dần dần thì khu chuồng trại cũng xong và anh lại mở “chiến dịch” đuổi bò vào chuồng. Bò vốn được thả rông quen ở dưới sàn, ở với người nên phải lùa ban đêm. Những đêm đầu, anh cùng cán bộ cắt phiên nhau trực đuổi bò về. Sau nhiều người tham gia và được anh tổ chức thành nhiều tổ trực luân phiên nhau. Thấy Bí thư chi bộ xắn tay lên vì bản, mọi người bắt đầu lặng lẽ giúp sức. Chưa ai nói gì với nhau, nhưng thấy cán bộ Bình làm toàn việc cho bản thì không còn cảnh đứng nhìn nữa...

Những nắm rau trước cửa

Khi các gia đình đã có chỗ ở ổn định, cùng với Bộ đội Biên phòng, Bí thư chi bộ Phan Thanh Bình lại vận động dân bản từng bước từ bỏ các hủ tục lạc hậu, biết ăn ở hợp vệ sinh, phát triển sản xuất, tham gia bảo vệ rừng. Miệng nói, tay làm, anh Bình trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cho đồng bào. Cứ thế, người dân nghe, xem, rồi hiểu và làm theo. Không chỉ nhận khoán bảo vệ hơn 1.000 ha rừng của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, mỗi hộ còn được vay không lãi suất năm triệu đồng để trồng rừng và phát triển chăn nuôi. Hơn 7 ha rừng huê, loại gỗ quý hiếm, hàng trăm con bò, lợn và gia cầm là kết quả lao động của đồng bào trong ba năm gần đây.

Vài tháng có xe mới về nhà một lần. Lần nào cũng vậy, đã hiểu tính chồng, chị Lê Thị Thảo, vợ anh lại đùm gói cho dăm cân cá khô, vài chai nước mắm, mấy gói mì chín, xà phòng...để chồng mang đi. Bảy năm ròng như thế, chị không một lời trách, chỉ đứng tựa lưng vào cửa nước mắt rơm rớm nhìn theo cái dáng gầy khắc khổ của chồng cho đến khi anh khuất sau con đường cong. Lên bản là anh lại chia số hàng vợ mua cho chuẩn bị đưa đến hỗ trợ mấy gia đình neo đơn, khó khăn.

Buổi sáng, tranh thủ đi một vòng quanh bản, anh cắm lại cây hàng rào cho nhà mẹ Y Bo, vòng qua nhắc mấy đứa nhỏ con nhà Đinh Lâu nhớ rửa mặt súc miệng, lại vòng xuống xem nhà Đinh Cu đã quét dọn quanh nhà sạch sẽ chưa. Khi quay về phòng ở thì anh lại thấy treo trước cửa nắm rau rừng, nửa bắp chuối tươi hay gói thịt để phần mà bà con bản đi rừng sớm về ghé qua cho mà không gặp.

Có bữa, đang đêm, anh nghe tiếng bước chân ngập ngừng trước nhà. Bước ra thì thấy chàng thanh niên Đinh Đu cứ thụt tới thụt lui như mắc dây rừng. Mời vào nhà, cậu thanh niên cứ xoắn tay vào nhau ấp úng: “Bác ầy. Hôm qua uống rượu say là có cái sai hung rồi. Mấy lần bác nhắc có uống rượu nhưng đừng say mà vẫn mắc cái tội. Mà thấy sai rồi, lần sau bác phê bình thì gọi vô nhà chứ đừng phê bình giữa đường làm cháu thấy xấu hổ cái mặt với bà con quá rồi. Cháu thề có cây cột nhà này là không say nữa...”.

Ngày anh rời A Rem về nhận nhiệm vụ mới ở Hội Nông dân huyện, dân bản Arem tập trung đưa anh ra con đường lộ. Họ vây lấy anh ôm chặt người đảng viên đã gắn bó như ruột thịt mà khóc. Bà Y Nho, Y Thay, mẹ Y Bo, Y Triêng... ôm mãi lấy anh không muốn rời. Cánh đàn ông cứng rắn hơn thì lùi ra một chút mà lén chùi nước mắt... Mẹ Y Bo đã gần 80 tuổi nói với đám con cháu như ghi lòng: "Cán bộ Bình lên đây giúp đồng bào nhiều lắm, giúp biết trồng cái cây, nuôi con lợn, con bò, hướng dẫn ăn, ở sạch sẽ, chữa cái bệnh cái tật, con cái được học hành. Mình phải cảm ơn cán bộ Bình nhiều lắm...".
Thì ra anh chàng này hôm qua quá chén đi như nửa cái chong chóng giữa bản liền bị anh phê bình cho một chập. Ôm lấy cậu thanh niên mà anh ứa nước mắt. Lời nhận khuyết điểm thật chắc và lời nhắc cách phê bình cho anh cũng thật ấm áp tình cảm gia đình. Khi người đồng bào dân tộc đã hiểu, đã tin thì mới có cách nói thật bụng như vậy.

Hồi trước, bản A rem hầu như mù chữ. Ngay cả cán bộ xã nhớ mặt chữ thua cả nhớ đường vào rừng. Giờ đây, ánh sáng văn hóa, cái chữ của Bác Hồ đã vượt núi rừng lên với đồng bào Arem. Bản cũng đã có trường học với 74 học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Cuối năm rồi, anh làm đề nghị và đưa 5 học sinh về nhập học ở trường Dân tộc Nội trú tỉnh. Thấy anh chăm chút các em học sinh và dặn dò nhiều điều, giáo viên của trường hỏi là bố cháu nào. Anh Bình cười nói nhỏ: “Tôi là Bí thư Chi bộ xã...”.

Sau ba năm hết thời hạn luân chuyển cán bộ, Phan Thanh Bình tiếp tục cắm bản trong vai trò cán bộ, đảng viên tăng cường. 7 năm, thời gian đủ để biến người cán bộ trẻ tuổi 40 thành người đàn ông 47 tuổi. Chừng đó năm, nhiều người đang loay hoay toan tính cho cuộc đời thì Phan Thanh Bình đã làm được điều để lại dấu ấn trong đồng bào Arem. Bí thư Huyện ủy Bố Trạch Trần Thanh Văn tâm sự: "Từ khi đồng chí Phan Thanh Bình làm Bí thư chi bộ Tân Trạch, phải nói tình hình kinh tế - xã hội của xã có bước chuyển biến đáng kể, hết sức phấn khởi, đời sống mọi mặt của đồng bào ngày một cải thiện. Huyện ủy đánh giá đồng chí là một cán bộ, đảng viên có năng lực tổ chức, hoạt động, có nhiều sáng tạo trong quá trình chỉ đạo ở một xã khó khăn nhất của tỉnh".

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Tử thu phí được 14,6 tỷ đồng, gần 6 tỷ tiền công đức

QUẢNG NINH 3 tháng đầu năm 2024, Hội xuân Yên Tử đã đón gần 380.000 lượt khách; tổng thu phí tham quan đạt trên 14,6 tỷ đồng. Thu công đức đạt trên 5,9 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất