| Hotline: 0983.970.780

Cần bón thêm phân hữu cơ cho cà phê

Thứ Sáu 23/02/2018 , 07:15 (GMT+7)

Có khoảng 80% bà con trồng cà phê của các tỉnh đã chú ý bón thêm phân hữu cơ các loại, trong đó ở Đăk Lắk có tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ cao nhất, chiếm 95%, Lâm Đồng có tỷ lệ thấp nhất: 63%. Bình quân phân hữu cơ các loại được bón khoảng 2-3 kg/cây/năm...

Đó là kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng phân bón cho cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên được Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện từ năm 2015-2016.

10-37-26_bi-du-tru-22-2

Khi nghiên cứu về chủng loại phân được bón thì phần lớn bà con mới dùng tàn dư thực vật còn tươi xanh để bón. Loại phân hữu cơ được chế biến có chất lượng chiếm tỷ lệ còn ít. Trong lúc đó phân hóa học các loại bón cho cà phê được ghi nhận là: lượng phân đạm (N) bón bình quân là 356 kg N/ha, tương đương 773 kg phân hay 15,5 bao Ure/ha.

Điển hình những năm được mùa, nhiều bà con đã bón đến 467 kg N/ha tương đương 20,3 bao/ha. Cá biệt có hộ bón đến 897 kg N, tương đương 39 bao Ure/ha, thật kinh khủng! Do sử dụng nhiều nguồn và nhiều chủng loại phân, nên số lượng lân (P) và kali (K) cũng vượt mức khá nhiều so với khuyến cáo.

Nghiên cứu về các chỉ tiêu nông hóa cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ đã bị suy giảm khá nhiều, độ chua có xu hướng tăng ở nhiều vùng, hàm lượng lưu huỳnh dễ tiêu tăng vượt mức so với những năm 70, thời kỳ trước khi khôi phục và mở rộng diện tích cà phê. Hàm lượng nhôm (Al) và sắt ( Fe) tăng cao. Tổng số do phân cung cấp có vùng đạt mức 507 kg S/ha, làm cho hàm lượng lưu huỳnh dễ tiêu được ghi nhận đến mức 255 ppm trong đất, trong lúc cà phê chỉ yêu cầu lượng S dễ tiêu dao động từ 35-100ppm là đủ.

Nghiên cứu cũng ghi nhận các nguyên tố kiềm như Ca, Mg đã bị suy giảm đế mức báo động. Tình trạng thành phần nông hóa đất cà phê như vậy khiến các nhà khoa học lo ngại cho chiến lược sản xuất cà phê bền vững trong các năm tới. Vì vậy, lời khuyến cáo đầu tiên được đưa ra là: cần giảm thiểu lượng phân hóa học các loại, không nên bón nhiều chủng loại phân hóa học, mà cần chọn các chủng loại phân phù hợp với tỷ lệ N:P:K cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng của cà phê. Kinh nghiệm cho thấy rằng, những vùng bà con sử dụng phân NPK Đầu Trâu bón theo khuyến cáo của Công ty Bình Điền đều mang lại hiệu quả rất tốt cả về năng suất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững.

Để có thêm thông tin, xin dẫn ra một bằng chứng do Lâm Văn Hà thực hiện tại vùng cà phê Di Linh, Lâm Đồng (năm 2013-2015) để bà con tham khảo. Tác giả sử dụng các liều phân hóa học thay đổi tỷ lệ phân N,P, giữ nguyên mức K không thay đổi. Mức đạm thay đổi từ 250kg đến 460 kg N/ha; mức P thay đổi từ 100 đến 200 kg P205/ha, mức Kali là 350 kg K20/ha. Các mức phân này phối hợp với với 10 tấn phân chuồng được chế biến có chất lượng tốt (bao gồm 35% phân heo, 35% phân gà, 30% vỏ cà phê và 250ml vi sinh EM, 0,5 kg men vi sinh, 5 kg SA và 15 kg lân nung chảy/1 tấn) để so sánh với nền chỉ bón phân khoáng.

Thí ngiệm được bố trí chính quy có nhắc lại 3 lần, số liệu thu thập đúng quy phạm và được tính toán thống kê cẩn thận. Kết quả tác giả cho thấy: nền có bón phân hóa học kết hợp với 10 tấn phân chuồng như đã mô tả so với nền chỉ bón phân khoáng, các thành phần vật lý của đất sau 3 năm thay đổi rất đáng kể: Chất hữu cơ tăng, độ xốp đất tăng, số lượng giun đất tăng, thành phần các vi sinh vật có lợi tăng, chất khoáng như N, P, K ,Ca, Mg dạng tổng số và dễ tiêu đều tăng, trong lúc đó, hàm lượng Al, Fe giảm, độ chua của đất giảm.

Kết quả này dẫn đến bộ rễ cà phê sinh trưởng phát triển tốt hơn công thức đối chứng rất rõ. Tác giả kết luận: Với thực trạng đất trồng cà phê Di Linh, chỉ cần bón lượng phân khoáng 320 kg N + 100 kg P205 và 350 kg K20/ha có phối hợp với 10 tấn phân chuồng chế biến có chất lượng tốt sẽ cho năng suất cà phê cao nhất (5,65tấn/ha), mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Công thức sử dụng phân bón này đạt tiêu chuẩn đất khỏe, cây khỏe, môi trường khỏe.

Có thể nói, với thực trạng nền đất cà phê hiện nay, rất cần thiết bón tăng lượng phân hữu cơ các loại có chất lượng tốt cho cà phê. Nếu không có đủ phân hữu cơ có chất lượng thì tăng cường sử dụng phương pháp ép tàn dư thực vật cho cà phê nhiều hơn nữa mới có thể bù lại lượng chất hữu cơ bị tiêu tốn hàng năm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khắc nghiệt.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.