| Hotline: 0983.970.780

Vụ thu hồi đất rừng tại Tân Kỳ (Nghệ An):

Cán cân công lý có bị bẻ cong?

Thứ Sáu 23/03/2018 , 09:20 (GMT+7)

Sau khi có kết quả giám định chữ ký, UBND huyện Tân Kỳ thành lập đoàn xác minh kiểm tra việc cấp GCN QSDĐ và ra quyết định thu hồi, hủy bỏ GCN QSDĐ mang tên ông Nguyễn Văn Hùng - bà Nguyễn Thị Tâm. Liệu kết quả xác minh đã khách quan và quyết định của UBND huyện Tân Kỳ đã thấu tình đạt lý?

Có hay không việc nguyên đơn bị o ép, gây khó dễ?

Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, quá trình đi “đòi” đất, ông gặp không ít trở ngại. Dù đã chứng minh được anh trai ông là Nguyễn Văn Hảo không ký vào biên bản xác nhận về việc vay tiền và bán đất rừng mỡ khu vực Khe Cát, tức là không có giao dịch mua bán phần đất đang tranh chấp nhưng cơ quan chức năng cấp huyện và Tòa án Nhân dân huyện Tân Kỳ vẫn cố tình “lái” sự việc đi theo hướng hòa giải và mong muốn ông trả lại phần đất đang tranh chấp cho trại bò.

ong-nguyen-vn-hung113321755
Ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng mình đã gặp nhiều trở ngại trong quá trình đi đòi công lý

“Tôi cho rằng, sự việc đã rõ mười mươi. Thứ nhất, trước khi hòa giải, trại bò khăng khăng phần đất tranh chấp đã được UBND xã Nghĩa Đồng giao cho họ. Cơ quan chức năng cũng cho rằng, tổng diện tích cấp GCN QSDĐ mang tên vợ chồng tôi chồng lên diện tích đang tranh chấp là đất của trại bò. Nhưng khi hòa giải không thành, phía trại bò lại cung cấp biên bản xác nhận về việc vay tiền và bán đất rừng mỡ khu vực Khe Cát. Điều đó cũng đủ thấy tiền hậu bất nhất, họ cố tình muốn lấy bằng được 1,5ha đất của chúng tôi. Thứ hai, khi cơ quan chức năng khẳng định anh trai tôi không ký vào biên bản vay tiền, đổi đất thì các ban ngành của huyện Tân Kỳ lại không lấy đó làm căn cứ để xử lý vụ việc mà thành lập đoàn xác minh việc cấp GCN QSDĐ và ra quyết định thu hồi GCN QSDĐ của gia đình tôi. Bản thân kết quả kiểm tra xác minh cũng chứng tỏ đã có sự đổi trắng thay đen của đoàn kiểm tra”, ông Hùng bức xúc.

Ông Hùng còn cho rằng, ngay cả khi UBND huyện Tân Kỳ thành lập đoàn kiểm tra xác minh thì đoàn đã không tìm gặp những nhân chứng sống để xác định đúng nguồn gốc sử dụng đất của trại bò và gia đình ông mà chỉ căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ phía trại bò cung cấp để đưa ra những kết luận không chính xác. Tuy nhiên, bản thân hồ sơ phía trại bò cung cấp cũng không chứng minh phần đất đang tranh chấp là của họ.

Chúng tôi gặp 2 nhân chứng (xin giấu tên) sống sát khu vực trại bò. Cả hai nhân chứng này đều khẳng định, khoảng tháng 10/1993, trại bò vào làm lán trại, dựng nhà tạm trên phần đất phía bên này Khe Cát (thuộc Khe Dọc - phần đất trại bò được giao). Và đến năm 1996, trại bò mới xây nhà phía bên kia Khe Cát (phần đất đang tranh chấp).

Điều này trùng khớp với thông tin ông Hùng cung cấp nhưng lại trái ngược với kết quả xác minh của đoàn kiểm tra.
 

Báo cáo kiểm tra, xác minh liệu có đổi trắng thay đen?

Ngày 30/10/2017, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ có Quyết định số 4982/QĐ-UBND về việc kiểm tra xác minh việc cấp GCN QSDĐ số seri AE 647948 cấp ngày 17/10/2006 thuộc thửa đất 415, tờ bản đồ số 2, tại Hố Trù, xã Nghĩa Bình do ông Thái Doãn Hiệp, Phó phòng TN-MT làm trưởng đoàn.

bo-co-xc-minh-cu-huyen-tn-ky113234280
Báo cáo xác minh của UBND huyện Tân Kỳ liệu có đổi trắng thay đen?

Tại Báo cáo số 01/BC-ĐXM Kết quả kiểm tra xác minh do ông Thái Doãn Hiệp ký, kết luận, từ tháng 10/1993 trên thửa đất 415 tờ bản đồ 02 đã có nhà của ông Nguyễn Trường Cửu. Từ đó cho rằng, việc UBND xã Nghĩa Bình, Văn phòng ĐK QSDĐ đất không kiểm tra thực địa mà căn cứ vào kết quả đo đạc bản đồ địa chính đo đạc năm 2002 để trình UBND huyện Tân Kỳ cấp GCN QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Hùng dẫn đến GCN QSDĐ không phù hợp với hiện trạng.

Báo cáo cũng cho rằng, trong hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ không có hồ sơ chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Hảo cho em là Nguyễn Văn Hùng. Và hồ sơ cấp GCN QSDĐ, đơn xin cấp GCN QSDĐ của ông Nguyễn Văn Hùng chưa có kết quả thẩm tra của Văn phòng ĐK QSDĐ, ý kiến của phòng TN-MT… Điều lạ lùng là Báo cáo số 01/BC-ĐXM không hề đề cập đến tính phi pháp lý của biên bản xác nhận về việc vay tiền và bán đất rừng mỡ khu vực Khe Cát mà coi đó là căn cứ chứng minh ông Hảo đã chuyển nhượng 1,5 ha đất cho trại bò. Từ đó, đoàn xác minh cho rằng, trong tổng số diện tích đất rừng cấp cho ông Nguyễn Văn Hùng có khoảng 1,5ha đất rừng của trại bò.

Về điều này, ông Trần Văn Sơn, cán bộ lâm nghiệp thời kỳ trên khẳng định, khi giao đất, toàn bộ diện tích của ông Hùng không chồng lên diện tích đất của trại bò (tức là phần đất đang tranh chấp) và ranh giới giữa hai phần đất rừng là Khe Cát.

Từ kết quả Báo cáo số 01/BC-ĐXM, ngày 2/1/2018, UBND huyện Tân Kỳ đã ra Quyết định số 02/QĐ-UBND, thu hồi hủy bỏ GCN QSDĐ mang tên ông Nguyễn Văn Hùng - bà Nguyễn Thị Tâm. Cho rằng, quyết định trên chưa thấu tình đạt lý, ông Nguyễn Văn Hùng làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng TN-MT huyện Tân Kỳ cho biết: “Việc thu hồi GCN QSDĐ của ông Nguyễn Văn Hùng là đúng quy định vì đoàn kiểm tra phát hiện thủ tục xin cấp GCN QSDĐ chưa đầy đủ. Nguyên tắc khi phát hiện sai thì phải thu hồi để không xảy ra hậu quả lớn hơn. Việc thu hồi là để hướng dẫn công dân làm đúng trình tự, thủ tục để cấp lại theo đúng quy định. Còn phần đất đang tranh chấp thì chưa biết của ai khi cấp có thẩm quyền chưa giải quyết. Còn tôi cũng không hiểu vì sao lại có biên bản xác nhận về việc vay tiền và bán đất rừng mỡ khu vực Khe Cát mà chữ ký lại không phải của ông Nguyễn Văn Hảo”.

Dư luận địa phương tại xã Nghĩa Bình cho biết, phần đất của trại bò không tiếp giáp với đường lớn nên khó khăn cho việc vận chuyển, đi lại. Phần đất đang tranh chấp lại nằm sát đường lớn. Ông Nguyễn Trường Cửu là một chủ thầu xây dựng lắm tiền nhiều của, có mối quan hệ rộng tại huyện Tân Kỳ. Sau khi mua lại phần đất của trại bò, ông Cửu có ý định biến trại bò thành mảnh rừng có đường ra vào rộng nên tìm mọi cách để chiếm bằng được 1,5ha rừng của ông Nguyễn Văn Hùng (?).

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.