| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh 10 đèo đẹp nhất Việt Nam

Thứ Tư 23/08/2017 , 07:10 (GMT+7)

Trên dải đất hình chữ S, có nhiều con đèo hiểm trở, tuyệt đẹp đã đi vào huyền thoại. Giới báo chí, văn nghệ sĩ, doanh nhân, công chức và dân “phượt” ưa khám phá, không lạ gì những con đèo ấy.

Nhưng với nhiều người, 10 con đèo đẹp nhất Việt Nam, chắc còn xa lạ, chưa có dịp đặt chân tới.

1. Đèo Mã Pí Lèng

16-40-59_1_deo_m_pi_leng_-_tl

Tiếng Mông “Mã Pí Lèng” nghĩa là “Sống Mũi Ngựa”, là một trong “Tứ đại đèo” Việt Nam. Đèo dài 20 km, cao 1.200 m, từ 1959 - 1965 hàng vạn thanh niên 8 tỉnh miền Bắc, treo mình trên vách núi, lấn từng centimet để làm nên con đường Hạnh Phúc, nối Đồng Văn với Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang). Năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng được công nhận “Di tích thắng cảnh Quốc gia”. Đỉnh đèo Mã Pí Lèng, là điểm quan sát thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam. 

2. Đèo Pha Đin

16-40-59_2_deo_ph_din_-_tl

Dài 32 km, cao 1.648 m trên Quốc lộ 6, nối hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái “Pha Đin” nghĩa là “Trời Đất”, nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng, bởi những dốc cua hiểm trở, uốn lượn như rắn bò, đèo Pha Đin còn sở hữu cảnh đẹp mê hồn, là một trong “Tứ đại đèo” Việt Nam.

3. Đèo Ô Quý Hồ

16-40-59_3_deo_o_quy_ho_-_tl

Nằm trên Quốc lộ 4D, vắt ngang qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, nối hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đèo dài 50 km, cao 2.000 m, là một trong “Tứ đại đèo” Việt Nam. Chinh phục đèo Ô Quy Hồ luôn là niềm ao ước của nhiều người. Vào mùa “săn mây”, đèo phủ kín biển mây trắng bồng bềnh, đẹp đến nao lòng. Ô Quy Hồ được trao kỷ lục “Đèo dài nhất Việt Nam”.

4. Đèo Khau Phạ

16-40-59_4_deo_khu_b_-_tl

Dài 30 km, cao 1.500 m, nằm trên Quốc lộ 32, vượt đỉnh núi Khau Phạ tỉnh Yên Bái. Tiếng Thái “Khau Phạ” nghĩa là “Sừng Trời” là một trong “Tứ đại đèo” Việt Nam. Vào tầm tháng 10, khi lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải, là thời điểm du khách tấp nập vượt đèo, thưởng lãm, quay phim, chụp ảnh.

5. Đèo Ngang

16-40-59_5_deo_ngng_-_h_huu_net

Nằm trên Quốc lộ 1A, dài 6 km, cao 250 m, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang gắn liền với lịch sử dân tộc và thơ ca “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/ Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”. Đây là nơi không thể bỏ qua với du khách, khi viếng Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh nằm ngay ở dưới chân đèo.

6. Đèo Hải Vân

16-40-59_6_deo_hi_vn_-_h_huu_net

 Dài 20 km, cao 500 m, còn có tên Đèo Mây, Đèo Ải Vân (vì đỉnh đèo xưa có một cửa ải). Đèo vắt ngang núi Bạch Mã (một phần của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển), nối tỉnh Thừa Thiên - Huế với TP. Đà Nẵng. Từng xuất hiện trên truyền hình nước Anh 2008, nhà sản xuất chương trình mô tả: “Đèo Hải Vân là dải duy nhất của sự hoàn hảo, là một trong những cung đường ven biển đẹp nhất thế giới”.

7. Đéo Cù Mông

16-40-59_7_deo_cu_mong_-_h_huu_net

Dài 7 km, cao 245 m, rất hiểm trở, nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo nằm trên Quốc lộ 1A, đường nhiều cua, dốc, hai bên là núi cao, vực sâu. Theo tư liệu lịch sử, năm 1471 người Chăm thua trận, mất đất từ đèo Hải Vân đến Cù Mông. Đèo Cù Mông là biên giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành xưa (cho đến năm 1611).

8. Đèo Cả

16-40-59_8_deo_c_-_h_huu_net

Nằm trên Quốc lộ 1A, nối tỉnh Phú Yên với Khánh Hòa, dài 12 km, cao 300 m, vắt ngang hai sườn núi Hảo Sơn và Đá Bia. Núi Đá Bia cao 706m, được khắc vào “Cửu đỉnh - Huế” gắn với vua Lê Thánh Tôn mở cõi về phương Nam (năm 1471). Trong lòng Đèo Cả có 6 hầm đường sắt, ngày 2/9/1936 tuyến đường sắt Bắc - Nam được nối liền (tại thôn Hảo Sơn) với sự chứng kiến của Toàn quyền Đông Dương và vua Bảo Đại.

9. Đèo Ngoạn Mục

16-40-59_9_deo_ngon_muc_-_h_huu_net

Chỉ nghe tên Ngoạn Mục (vua Bảo Đại đặt), cũng mường tượng nhiều điều kỳ thú và hấp hẫn. Đèo dài 20 km, cao 980 m (còn có tên Krong Pha) nối tỉnh Ninh Thuận với Lâm Đồng, là một trong những đèo đẹp nhất Việt Nam. Xây dựng từ cuối thế kỷ 19, có 4 cua khuỷu tay (cua tay áo), đường đèo uốn lượn mềm mại qua vùng núi non hùng vĩ và thơ mộng.

10. Đèo Hòn Giao

16-40-59_10_deo_hon_gio_-_h_huu_net

Còn được gọi là đèo Khánh Vĩnh, đèo Long Lanh, đèo Omega. Đèo dài 33 km, cao 1.700 m, vượt qua đỉnh núi Hòn Giao, nối phố biển Nha Trang với xứ hoa Đà Lạt. Đèo Hòn Giao, là một trong những đèo đẹp nhất Việt Nam, bởi khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng của đất trời, mây núi, rừng thông, rừng lùn, cây cỏ, hoa lá, chim muông.

Xem thêm
Việt Nam đáp ứng đủ tôm giống nước lợ cho nhu cầu thả nuôi

Việt Nam đáp ứng đủ tôm giống nước lợ cho nhu cầu thả nuôi. Gần 30 ha rừng ngập mặn ở Nam Định bị khô hạn. Văn Chấn hỗ trợ 30.000 đồng/cây giống cam, quýt trồng cải tạo. Giá cà phê vượt 115.000 đồng/kg.

Tọa đàm triển khai Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt

Nhà báo Trịnh Bá Ninh trao đổi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt cùng TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; TS Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt và ông Vương Đắc Hùng - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Công trình thủy lợi 3.300 tỷ đồng ứng phó hiệu quả xâm nhập mặn

KIÊN GIANG Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé với kinh phí 3.300 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả điều tiết mặn, ngọt trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.