| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh cơ sở chế biến thuỷ sản

Thứ Sáu 16/11/2012 , 08:47 (GMT+7)

Sau khi có thông tin nghi ngờ một số cơ sở chế biến thuỷ sản tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa dùng hóa chất không đảm bảo an toàn thực phẩm để đuổi ruồi nhặng, chống ẩm mốc, PV NNVN đã xâm nhập vào một số cơ sở chế biến làm rõ vấn đề này.

* Toàn dùng hóa chất, phẩm màu!

Sau khi có thông tin nghi ngờ một số cơ sở chế biến thuỷ sản tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa dùng hóa chất không đảm bảo an toàn thực phẩm để đuổi ruồi nhặng, chống ẩm mốc, PV NNVN đã xâm nhập vào một số cơ sở chế biến làm rõ vấn đề này.

Sấy mực bằng... lưu huỳnh

Hải Bình được xem là “thủ phủ” về chế biến thuỷ sản. Theo con số thống kê của UBND xã thì Hải Bình có 2.789 hộ với hơn 12 nghìn nhân khẩu; 5.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó chiếm tới 2.000 người trực tiếp khai thác, đánh bắt thủy sản. Cả xã có trên 30 doanh nghiệp, tổ chế biến thu hút hàng ngàn lao động tập trung ở các thôn như: Nam Hải, Liên Thịnh, Liên Hưng, Liên Đình với sản lượng khai thác nội địa 1.500 tấn/năm và đánh bắt, thu mua ngoài khơi Vịnh Bắc bộ sản lượng 50-60 nghìn tấn/năm.

Bất cứ ai về Hải Bình thời gian này đều được người dân cảnh giác cao. Từ các chủ cơ sở cho đến người làm thuê khi được hỏi về việc chế biến thuỷ sản đều nhận được câu trả lời như lập trình: “Không biết, không dùng”. Thấy chúng tôi, một người phụ nữ đang phơi cá, gặng giọng hỏi: “Chú mua cá à, mua loại nào, nhiều không để tôi lấy?”. Thấy tôi lắc đầu rồi đi, người phụ nữ lẩm bẩm trong miệng với người bên cạnh “chắc lại nhà báo về tìm lấy thông tin dùng hóa chất ướp cá, mực đây mà”.


Mực được sấy bằng lưu huỳnh nên có màu đỏ óng

Có mặt tại lò sấy mực của anh N.T.B (thôn Liên Hưng), tôi phải mất cả ngày trời bám trụ để tiếp cận mới có thể nói chuyện, làm quen với B. Anh B xây lò sấy mực được hơn chục năm nay. Với 3 lò của mình mỗi ngày anh cho ra từ 5-6 tạ mực khô. Có thời điểm lên đến cả tấn. Giả là người từ xa xuống ngắm biển, mượn nhà anh làm chỗ nghỉ chân, nhưng vợ của B có vẻ tinh quái khi thấy tôi xuất hiện. Lấy câu chuyện làm quà, tôi hỏi B, nhà mình chỉ sấy mực thôi à, có làm cá không? B chưa kịp trả lời thì ngay lập tức bị bà vợ chặn ngang: “Chú ngồi chơi thì ngồi, đừng hỏi nhiều”.

Khi tôi đến, 2 lò đã cho ra mẻ, còn một lò vẫn đang được sấy. Cầm con mực to bằng bàn tay vàng ươm, tôi hỏi anh B: Em thấy mực phơi khô nó trắng, sao đây vàng thế? B bảo, mực có nhiều loại. Loại vàng này người mua nhìn mới thích, bán được giá. Tôi thắc mắc: Thế anh có bí quyết gì à? B trả lời: Ở đây ai làm nghề sấy mực cũng có bí quyết, nhưng chẳng ai thoát được khâu dùng diêm sinh để sấy. Tôi giả vờ không biết gì, hỏi tiếp: Diêm sinh là gì? B tỏ vẻ cặn kẽ: “Là lưu huỳnh”.


Sấy xong đổ luôn ra nền đất

Hình thức sấy như thế nào? Chất lưu huỳnh này có tác dụng gì?, tôi hỏi. B giải thích: Mình mua mực về thuê người làm sạch, sau đó đưa vào lò. Mỗi lò sấy thường để 3 cái bếp than to, một bếp 4 đến 5 hòn than, sau đó đặt một bát lưu huỳnh lên trên, khói của lưu huỳnh bốc lên bám vào thân mực sẽ giúp cho mực óng vàng, chống được ẩm, mốc. Trung bình mỗi mẻ mực được sấy trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Theo B, vào thời điểm mùa đông, mùa mưa các lò sấy phải dùng diêm sinh nhiều hơn bình thường mới bảo quản được. Quả như lời B nói, theo quan sát của tôi khi mẻ mực mới ra lò được B đổ ra nền đất con nào cũng óng vàng. Tuy nhiên, thay cho mùi thơm của mực khô là mùi khét lẹt, ngai ngái của chất lưu huỳnh còn bám lại.


Cận cảnh lò sấy có chất lưu huỳnh

Dường như việc dùng lưu huỳnh sấy mực ở đây rất công khai. Khi tôi ngỏ lời được thăm lò đang sấy, anh B sẵn sàng đưa vào. Vừa mở cánh cửa lò, mùi lưu huỳnh đã bốc lên nồng nặc khiến tôi phải nhảy ngay ra ngoài. Bên trong 2 bếp lò đang đỏ lửa, 2 cái quạt công nghiệp bật hết công suất để hơi nóng lan tỏa khắp phòng. Tôi hỏi B, phơi cá có phải dùng diêm sinh không? B thật thà: “Chỉ có lò sấy mực mới dùng lưu huỳnh, còn cơ sở chế biến cá họ dùng hoá chất (thuốc chống dòi) và phẩm màu bôi lên cá cho đẹp”.

Dùng thuốc chống dòi... ướp cá!

Từ thông tin của B, tôi tiếp tục lần theo dấu vết để tìm hiểu ngọn nguồn. Dọc con đê biển qua các thôn Liên Thịnh, Liên Hưng, Nam Hải, các chành cá được phơi trắng bờ đê. Theo người dân ở đây, phần lớn cá được ngâm nước muối đậm đặc trước khi làm sạch mang phơi nên không phải dùng một loại hóa chất nào.


Cá chỉ vàng được tẩm phẩm màu

Tôi hỏi chị T, một người làm công, sao tất cả mẹt cá phơi không hề có con ruồi nào đậu vào? Chị T thật thà, tất cả các hộ phơi cá ở đây đều sử dụng thuốc chống dòi nên ruồi mới không đến, nếu không thì nó bâu đen mẹt. Tôi hỏi, thuốc chống dòi là thuốc gì? Chị T lắc đầu: Biết nó là thuốc gì, thấy nhà chủ đựng trong cái can, mỗi lần phơi mới rắc lên bề mặt con cá.

Theo chị T, thuốc này mùi khai khai, không biết nó độc hại đến mức nào nhưng ruồi không dám đậu vào. Là người làm thuê đã gần chục năm nay, chị T khẳng định, nếu không có loại thuốc này cá phơi sẽ bị ruồi bọ, đặc biệt là sẽ bị mốc, nếu không bảo quản tốt còn bị thối.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hải Bình cho biết: "Chúng tôi cũng rất ngỡ ngàng về thông tin các cơ sở chế biến thuỷ sản dùng hóa chất độc hại. Nếu đúng có việc này chúng tôi sẽ đình chỉ kinh doanh đối với cơ sở đó và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật".

Nói xong chị kể về công đoạn bỏ thuốc cho tôi nghe: Sau khi làm sạch cá, mổ ra xếp lên khay, trước khi mang ra phơi đã được người ta tẩm một lượt thuốc lên bề mặt. Sau một nắng lại tiếp tục quét lượt thuốc nữa. Lượt thứ hai này rất quan trọng vì lúc này cá trong giai đoạn dở khô nên ruồi đến rất nhiều, dễ bị thối. Khi bôi thuốc vào thì sẽ chống được tất cả. Còn nhà có điều kiện họ đổ cả vào chậu, nhúng cá qua một lần đem ra phơi thì không phải bôi lần hai nữa.

Ghi nhận của chúng tôi, dọc bờ đê có hàng nghìn khay cá đang phơi. Tuy nhiên, không hề có con ruồi nào đậu vào trong khay.


Ruồi bâu đen những chỗ không có thuốc

Không chỉ dùng hóa chất trong việc phơi cá, đối với loại cá chỉ vàng người dân còn dùng cả phẩm màu để tẩm vào làm cho cá đỏ, đẹp. Chị T khẳng định: Sở dĩ người ta bôi phẩm màu vào vì tâm lý người mua muốn đẹp, giá bán được cao hơn. “Dù vẫn biết dùng hóa chất, phẩm màu là độc hại nhưng ở đây mọi người dùng cả, mình không sử dụng thì không nhập được hàng. Không chỉ cá chỉ vàng, một số cơ sở làm tôm khô cũng phải dùng phẩm màu này để làm con tôm được đẹp hơn”, chị T cho biết.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm