| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh mua bán... màng trinh giả ở Hà Nội

Thứ Ba 21/09/2010 , 14:11 (GMT+7)

Sản phẩm của Nhật giá 1,2 triệu đồng/chiếc, của Hồng Kông giá 900 nghìn đồng/chiếc…Việc mua bán màng trinh nhân tạo chủ yếu là qua điện thoại.

Sản phẩm của Nhật giá 1,2 triệu đồng/chiếc, của Hồng Kông giá 900 nghìn đồng/chiếc…Việc mua bán màng trinh nhân tạo chủ yếu là qua điện thoại. Nếu khách hàng mua nhiều thì phải có chứng minh thư.

Màng trinh nhân tạo được rao bán 

Nhờ tìm “hàng” cho em gái mà trở thành lái buôn

Trong một lần về Hải Phòng chơi, tôi gặp chị M. (27 tuổi, ở Lê Chân, Hải Phòng) đang nhỏ to nói về màng trinh nhân tạo. Được biết, chị M. đang mở một dịch vụ nhằm giúp đỡ những cô bé lỡ ăn trái cấm tìm lại “cái ngàn vàng” của mình.

Chị M. kể lại: “Cách đây không lâu, em gái chị lên xe hoa, người chồng của nó rất gia trưởng và bảo thủ mà nó thì mang tiếng ăn chơi nên chị mua cho nó một cái màng trinh nhân tạo về để đảm bảo hạnh phúc. Cơ duyên đẩy đưa chị đến với việc mua màng trinh nhân tạo về đất Cảng bán”.

Một tháng, chị lại bắt ô tô lên Hà Nội một lần, lấy hàng ở phố Hàng Chiếu và một ít hàng cao cấp. “Việc buôn bán rất nhàn và kiếm lời cũng được” - Chị M. cho biết.

Việc buôn bán của chị chủ yếu là ở các trung tâm “ăn chơi” như các quán bar, sàn nhảy. Chị chia phần trăm cho nhân viên phục vụ để họ có cách mời hàng. Mỗi tháng, chị tiêu thụ được khoảng 20 cái, trong đó chủ yếu là hàng bình dân.

Khi tôi ngỏ ý muốn được theo chân chị buôn bán vì có nhiều địa điểm khá màu mỡ để tiêu thụ sản phẩm này, chị phấn khởi: “Được đấy, thời bây giờ con gái chỉ cần đi xe đạp cũng có thể rách màng trinh, sẽ rất nhiều em chạy tới mua”.

Tuyệt đối không bán tại cửa hàng!

M. giới thiệu cho tôi gặp chị H. (Hà Nội) - đầu mối chuyên cung cấp các loại màng trinh nhân tạo cho các địa phương khác và các thẩm mỹ viện lớn trong thành phố. “Chị H. có hẳn công ty phân phối, các địa lý tuyến dưới lên đến con số hàng chục ý chứ!” – chị M giới thiệu.

Chúng tôi điện thoại liên hệ với giám đốc Công ty T. H (Đống Đa, Hà Nội), chị này thao thao bất tuyệt giới thiệu về mặt hàng này: “Đơn giản lắm, nếu em lỡ mất rồi thì tội gì phải đi may vá cho tốn kém mà lại đau đớn. Nếu em mua sản phẩm này, bọn chị sẽ hướng dẫn cách dùng tỉ mỉ để đạt được hiệu quả cao nhất. Vấn đề là ở em chọn sản phẩm nào thôi”.

Tuy nhiên, khi cho chúng tôi địa chỉ công ty, thì đó lại là địa chỉ ảo. Phải mất nhiều lần trao đổi qua lại qua điện thoại, “nhà phân phối” cũng cho chúng tôi một cái hẹn tại một quán cafe trên phố Hàng Cháo. Người giao dịch là một người đàn ông. Anh này giải thích: “Xin lỗi đã cho địa chỉ ảo. Chúng tôi phải thử vài lần để xem các em có định mua thật không”.

Thấy tôi thắc mắc: “Thế sao anh không cho địa chỉ để chúng em đến tận nơi chọn hàng có phải tiện không?”. Anh này giải thích tiếp: “Em thông cảm, hàng này công ty làm thêm nhưng cũng là hàng nhập khẩu chính ngạch, không phải hàng lậu, vì chưa được cấp phép kinh doanh nên tạm bợ vậy”.

Anh này cho biết thêm, việc mua bán của họ chủ yếu là qua điện thoại, người mua sẽ chuyển tiền, khi nào nhận được tiền, người bán sẽ chuyển hàng cho. Khi tôi hỏi mua hàng với số lượng lớn để bán, anh này yêu cầu phải có chứng minh thư mới bán.

Anh bắt đầu giao hàng: Sản phẩm của Nhật giá 1,2 triệu đồng, Hồng Kông giá 900 nghìn đồng…

(Theo Bee)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm