| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh phiên họp đầu tiên tại tòa Nhà Quốc hội mới

Thứ Hai 20/10/2014 , 18:16 (GMT+7)

Sáng 20/10, phiên họp đầu tiên của kỳ hop thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra tại tòa nhà Quốc hội mới sau 5 năm xây dựng. / Khai mạc trọng thể Kỳ họp lần thứ tám, Quốc hội Khóa XIII

Bên trong tòa nhà Quốc hội mới có hệ thống soi chiếu an ninh và nhiều nhiều thiết bị hiện đại, giúp người xem theo dõi trực tiếp các phiên họp tại nhiều vị trí.
 

Sáng 20/10, phiên họp đầu tiên của kỳ hop thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra tại tòa nhà Quốc hội mới. Sau 5 năm xây dựng, Nhà Quốc hội mới hiện rõ dáng vóc của một công trình kiến trúc đặc biệt, quy mô, như một biểu tượng của cơ quan quyền lực tối cao. Công trình hiện đại này có cấu trúc hình vuông, phòng họp trung tâm hình tròn. Tòa nhà cao 39 mét với 5 tầng nổi và 3 tầng hầm, diện tích sàn 60.000 m2.

 

Từ cổng phía đường Bắc Sơn, bước vào bên trong tòa nhà là gian đại sảnh. Đây là nơi khánh tiết, đón tiếp khách hoặc tổ chức hội thảo. Sàn đại sảnh được lát đá hoa cương hình cánh sen. Chính giữa tòa nhà là hội trường trung tâm nơi diễn ra các cuộc họp được thiết kế 2 tầng có mái vòm màu xanh.

 

Hệ thống máy soi chiếu, rà kim loại được lắp đặt bên ngoài cùng lực lượng an ninh túc trực nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho kỳ họp.

 

Trước khi kỳ họp diễn ra, theo chương trình, đại biểu đã có dịp làm quen trang thiết bị và việc vận hành tại tòa nhà Quốc hội mới. Sáng nay, các đại biểu tự tin khi bước vào kỳ họp kéo dài hơn một tháng trong tòa nhà trang bị rất hiện đại.

 

Không gian hội trường gồm 2 tầng, tầng 1 với 600 chỗ ngồi của đại biểu Quốc hội và khách mời, tầng 2 bố trí hơn 300 chỗ ngồi của khách mời, khách dự thính.

 

Vị trí trang trọng nhất trong hội trường là khu vực chủ tọa kỳ họp.

 

Khu vực này cũng được trang bị hiện đại, phục vụ công tác điều hành cuộc họp.

 

Sáng 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2014 trước Quốc hội. Theo đó, 9 tháng đầu năm kinh tế-xã hội đã có chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, tốt hơn. Lạm phát cả năm dự kiến dưới 5%, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013. Đến nay, tăng trưởng tín dụng đạt 7,26% và dự kiến đạt 12-14% cho cả năm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng tăng cao nhất từ trước đến nay. Các mục tiêu về mặt xã hội cũng đạt được kết quả tích cực.

 

Hôm nay, Quốc hội cũng nghe các báo cáo của Chính phủ như phòng chống tham nhũng, đề án đổi mới sách giáo khoa và phần tổng hợp ý kiến cử tri. Theo đánh giá của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, kỳ họp lần này sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bên cạnh nội dung xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ lần thứ hai thay mặt cử tri đánh giá 50 chức danh lãnh đạo thông qua lấy phiếu tín nhiệm."Với ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, Quốc hội tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm hệ trọng này trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước", ông Nguyễn Sinh Hùng nói.

 

Tầng 2 hội trường bố trí hơn 300 chỗ ngồi của khách mời, khách dự thính. Từ vị trí này có thể quan sát toàn bộ các hoạt động đang diễn ra phía bên dưới. Theo chương trình, kỳ họp lần này sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật. Đây là số lượng dự án luật lớn nhất được xem xét thông qua, cho ý kiến tại một kỳ họp từ trước đến nay; trong đó có nhiều dự án quan trọng, liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp... theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới

 

Tòa nhà Quốc hội mới còn có khu vực sảnh để các đại biểu nghỉ giao lao, trao đổi và chuyện trò.

 

Bên trong tòa nhà Quốc hội được trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu, người xem có thể theo dõi trực tiếp phiên họp tại nhiều vị trí.

 

(VnExpress)

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm