| Hotline: 0983.970.780

Cần chính sách cho cây gỗ lớn

Thứ Sáu 19/12/2014 , 10:22 (GMT+7)

Nếu không có chiến lược đầu tư cho các giống lâm nghiệp gỗ lớn chất lượng, ngành lâm nghiệp sẽ bị “keo hóa”!

GS.TS Nguyễn Xuân Quát (ảnh) (Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng) cảnh báo như vậy trước nguy cơ khắp nơi phát triển tràn lan bạch đàn, đặc biệt là keo lai.

Thưa giáo sư, ông đánh giá thế nào về công tác nghiên cứu lâm nghiệp hiện nay?

Thời gian qua, chúng ta cũng có những thành tựu trong nghiên cứu về lâm nghiệp. Trong điều kiện đầu tư chưa tương xứng, cơ chế còn bất cập, người làm nghiên cứu lĩnh vực lâm nghiệp đạt được như vậy theo tôi cũng là tốt rồi.

Bởi nghiên cứu lâm nghiệp có đặc thù rất đặc biệt so với các ngành khác, đụng tới cả KT-XH, môi trường, chu kỳ nghiên cứu quá dài, địa bàn nghiên cứu rất rộng, điều kiện nghiên cứu hết sức khó khăn. Một số cây mọc nhanh, kể cả cây gỗ lớn chúng ta cũng đã có bộ giống chọn tạo được rất tốt. Vấn đề là chưa có chính sách để đưa nó ra SX bởi nhiều nguyên nhân.

Một đất nước từng được đánh giá có lợi thế về tài nguyên rừng, vậy nhưng ngành SX đồ gỗ hàng năm vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với khối lượng lớn. Theo ông đâu là nguyên nhân của thực trạng này?

Chúng ta có những giống cây gỗ lớn bản địa mọc nhanh, sinh khối lớn và có chất lượng, hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh, nhưng chính sách cho cây gỗ lớn lại vô cùng ít. Cây bản địa nói chung mọc chậm, chậm cho sản phẩm, và nghiên cứu để ra được một giống cũng đòi hỏi công phu.

Thế nhưng lâu nay lại muốn cơ quan nghiên cứu khoa học cứ phải có sản phẩm ngay, đề tài nghiên cứu thì chỉ 3 năm, 5 năm nên không ra được giống. Thế nên ông nào cũng chỉ nhăm nhăm làm keo, bạch đàn, đây vốn là cây ưa sáng, mọc nhanh nên làm cái là ăn ngay. Vì vậy bây giờ số lượng giống keo, giống bạch đàn trồng ngắn hạn để bán dăm gỗ thì nhiều vô kể, nhưng giống cây gỗ lớn, cho ra gỗ xẻ giá trị cao thì không tìm đâu ra.

Hiện nay khắp nơi đâu đâu cũng chỉ trồng keo lai, bạch đàn. Nếu không khéo, 10 hay 15 năm nữa thôi, ngành lâm nghiệp Việt Nam sẽ bị “keo hóa” tất. Tới lúc đó chưa nói tới chuyện nâng cao giá trị ngành lâm nghiệp, mà môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp sẽ đối mặt với không ít vấn đề.

Vậy Việt Nam hiện nay có các giống gỗ lớn có chất lượng nào có triển vọng không, thưa ông?

Có nhiều chứ. Đến nay chúng ta đã chọn tạo, dự tuyển được khoảng 146 loài và giống cây lâm nghiệp, trong đó có khoảng gần 60 loài và giống có thể phục vụ tốt cho rừng sản xuất. Đi kèm với đó là khoảng gần 4.000 ha vườn giống, 900 vườn ươm, trong đó có 230 ha vườn cây đầu dòng...

Tuy nhiên, như đã nói, do nhiều cơ chế mà việc nghiên cứu, mức độ cải thiện giống còn thấp, chỉ tự chọn lọc ở rừng chuyển hóa ra mà thôi, chứ chưa được lai tạo, chưa được nhân giống bằng công nghệ cao, đặc biệt là chưa có cải thiện bằng công nghệ di truyền, mà bây giờ muốn có giống chất lượng cao nhất quyết phải có cải thiện bằng công nghệ di truyền.

Hiện chúng tôi đang đề xuất đầu tư để nghiên cứu chọn tạo sâu nhằm cho ra giống cây gỗ lớn đối với một số loài như cây mỡ, sa mộc, dổi xanh, dổi ăn hạt... Đây là những loài gỗ lớn, nếu cho ra được giống tốt thì tốc độ phát triển không kém nhiều so với keo lai, keo tai tượng hay bạch đàn, chu kỳ khai thác chỉ khoảng 10-12 năm đã có gỗ lớn.

go-lon190326175
Mô hình trồng cây gỗ lớn (dổi xanh) tại xã Tà Lẻng, TP Điện Biên. Ảnh: Vũ Sinh

Ông nói nghiên cứu về lâm nghiệp có tính đặc thù rất cao, nên phải có cơ chế đặc thù, cụ thể như cơ chế gì?

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ngay ở quyết định thành lập của Chính phủ cũng đã nói rõ là cơ quan nghiên cứu đầu ngành hạng đặc biệt, nhưng cơ chế, chính sách cho Viện thì không có gì đặc biệt cả. Đội ngũ cán bộ trẻ nhiều, nhưng trong khi các nhà khoa học đầu ngành dần dần đã hết vẫn chưa thấy lực lượng kế tục. Điều này do thu nhập cán bộ thấp quá, cán bộ trẻ không còn tâm huyết.

Về đầu tư thì nhiều năm qua liên tục giảm, trước đây mỗi năm 10-15 đề tài nay chỉ còn 4-5 đề tài. Đầu tư hạ tầng, phòng thí nghiệm trọng điểm chưa tới nơi tới chốn. Đặc biệt đất đai nghiên cứu, thực nghiệm cũng không. Nghiên cứu giống lâm nghiệp mà không có đất thì làm thế nào đây?

Về đề tài nghiên cứu, nhất quyết phải chuyển sang dài hạn, nối pha, chứ không thể 3 năm, 5 năm lại nghiệm thu đề tài được. Làm giống lâm nghiệp mà 3 năm thì làm sao có thể ra được giống!

Xin cảm ơn giáo sư!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm