| Hotline: 0983.970.780

Cần công trình nghiên cứu giống

Thứ Sáu 17/08/2012 , 14:26 (GMT+7)

Cuốn sách “Giống cây kháng côn trùng”, khổ 16 x 24 cm, 124 trang của tác giả Nguyễn Văn Huỳnh, Tiến sĩ Côn trùng học, Trường ĐH Cần Thơ nói về giống cây kháng côn trùng...

Cuốn sách “Giống cây kháng côn trùng”, khổ 16 x 24 cm, 124 trang của tác giả Nguyễn Văn Huỳnh, Tiến sĩ Côn trùng học, Trường ĐH Cần Thơ (NXB Nông nghiệp ấn hành, năm 2012) nói về giống cây kháng côn trùng. IR36 hay NN3A (giống được nhà nước công nhận đặt tên Nông nghiệp 3A) được chọn lọc và đưa vào SX ở ĐBSCL đã dập tắt dịch rầy nâu (kháng rầy nâu) năm 1979.

ĐBSCL nhận được các dòng lúa lai cao sản kháng rầy đầu tiên, năm 1971, từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để trồng với tên gọi Thần Nông 73-2 (giống thứ 2 được phóng thích năm 1973) và IR26 (cũng có cùng gen kháng). Nhưng các giống này chỉ chịu được trong vài năm thì bị rầy nâu và hiện tượng “cháy rầy” đã xảy ra năm 1975.

Từ thực tế đó, cuối năm 1976, IRRI đã gửi cho ĐH Cần Thơ 3 giống (mỗi giống vài trăm hạt) kháng rầy nâu mới, có tên IR32, IR36, IR38 để trồng thử nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Kết quả là các giống này đã có tính kháng rầy tốt. Nhưng IR36 được chọn vì thời gian sinh trưởng và năng suất phù hợp nhất.

Thành công này được tiếp tục phát triển. Đến nay các giống lúa đang canh tác ở ĐBSCL đều mang gen kháng rầy. Vì vậy, việc sử dụng giống kháng rầy là một nhân tố quan trọng của quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM) đang được áp dụng thành công.

Nội dung quyển sách, ngoài phần giới thiệu, có 7 chương quan trọng: Tính đa dạng của cây trồng và côn trùng, các sản phẩm thứ cấp của giống cây kháng côn trùng, sự chọn lựa cây kí chủ của côn trùng, cơ chế của tính kháng côn trùng, di truyền của tính kháng côn trùng, lai tạo giống cây kháng côn trùng và phương pháp chọn lọc giống cây kháng côn trùng.

Sách được diễn tả theo cách nhằm giúp người đọc hiểu được đặc điểm, cách lai tạo, chọn lọc và vai trò của giống kháng trong quy trình IPM; trong đó, nhấn mạnh giống lúa kháng rầy nâu.

Ngoài các chuyên mục được trình bày theo trình tự và tài liệu tham khảo, phần cuối có hai báo cáo ứng dụng “Quy trình tuyển chọn giống lúa kháng rầy” (có phụ lục bằng 12 hình ảnh minh họa) cho thấy qui mô việc nghiên cứu sâu rộng hay chỉ áp dụng để khảo sát ngắn gọn một số giống cụ thể có thể đem vào SX ngay.

Trong mỗi tiểu mục chương, tác giả trình bày hết sức ngắn gọn, cô đọng những kiến thức quan trọng, có kèm theo rất nhiều biểu bảng và hình ảnh minh họa, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những vấn đề nguyên lí, những công đoạn thực nghiệm trên cây lúa để tìm ra giống kháng côn trùng.

Đặc biệt là chương 7, chương lai tạo giống cây kháng côn trùng với nhiều bảng, hình đối chiếu ngang, dọc hoặc mang tính chu kì, giúp nhận diện được các phương pháp lai tạo: Chọn dòng thuần, chọn quần thể, lai (lai theo phương pháp chọn gia phả, chọn quần thể, hồi giao, chọn từ 1 hạt giống), chọn tuần hoàn, lai xa, lai đột biến 1, lai tạo giống lai…

Quyển sách được trình bày như một giáo trình môn học chuyên ngành “Tuyển chọn giống cây kháng côn trùng” được giảng dạy ở cấp đại học và sau đại học. Sinh viên và cán bộ kĩ thuật chuyên ngành có thể áp dụng từng phần để vận dụng vào việc tìm hiểu và sử dụng giống lúa có khả năng kháng rầy/không kháng rầy vào việc canh tác sao cho hiệu quả cao mà không bị rầy nâu tấn công.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm