| Hotline: 0983.970.780

Cần đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đặc sản Hà Nội

Thứ Sáu 02/03/2012 , 10:17 (GMT+7)

Dù nổi tiếng cả nước nhưng rất ít hàng nông sản của Hà Nội được đăng ký nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý.

Cam Cảnh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, gạo chất lượng cao,…là mặt hàng nông sản đặc trưng của Hà Nội. Dù nổi tiếng cả nước nhưng rất ít hàng nông sản của Hà Nội được đăng ký nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý.

Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, hiện Hà Nội mới có một vài sản phẩm như chè và sữa Ba Vì, rau muống tiến vua… được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp, bảo hộ nhãn hiệu, trong khi Hà Nội có hàng chục mặt hàng nông sản chất lượng cao rất cần tạo dựng thương hiệu.

Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội, cho biết, với tiềm năng lớn như vậy Hà Nội đang khẩn trương xúc tiến đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tập thể cho 7 mặt hàng là: Gạo Bắc thơm số 7 tại xã Thanh Văn, Thanh Oai; gạo chất lượng cao T10 tại HTX Đại Thắng, Phú Xuyên; gạo nếp cái hoa vàng của HTX Liên Hà, Đông Anh; Khoai lang Hoàng Long của HTX Chi Lai, Đồng Thái, Ba Vì; hoa Ly ly xã Tân Lập, Đan Phượng; cam Canh xã Kim An, Thanh Oai; nhãn chín muộn Hoài Đức.

Để nâng cao giá trị cho 7 nhóm sản phẩm trên, ngành nông nghiệp Hà Nội đã quy hoạch những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để đầu tư hỗ trợ vùng hàng hóa lớn. Đó là 400 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao Bắc thơm số 7 tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai cho giá trị cao. Thanh Văn vốn là địa phương có thổ nhưỡng thích hợp nên cấy giống Bắc thơm số 7 gạo ngon vượt trội được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Năm 2012, Thanh Văn được thành phố hỗ trợ trong chương trình sản xuất lúa hàng hóa, áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến để tạo thương hiệu gạo đặc sản Thanh Văn.

Cùng với Thanh Văn, xã Đại Thắng huyện Phú Xuyên cũng được hỗ trợ trong chương trình sản xuất giống lúa hàng hóa của thành phố đã quy hoạch trên 200 ha cấy giống T10 rất có tiềm năng bởi đồng đất thích hợp gạo T10 ngon, thơm đủ tiêu chuẩn đăng ký thương hiệu. Xã Liên Hà huyện Đông Anh, nơi cấy giống nếp cái hoa vàng đặc sản đang mở rộng diện tích từ 10 ha năm 2011 lên 50 ha năm 2012. Nếp cái hoa vàng là đặc sản, sẽ được mở rộng diện tích trên 200 ha tạo vùng hàng hóa xúc tiến đăng ký nhãn hiệu. Trên vùng đất đồi Ba Vì, sản phẩm khoai lang Hoàng Long trồng tại xã Đồng Thái có chất lượng cao, thơm ngon, hiệu quả kinh tế lớn được quy hoạch mở rộng lên 450 ha đang khẩn trương đăng ký thương hiệu khoai lang Đồng Thái.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt chỉ đạo sở NN-PTNT khẩn trương xúc tiến lập hồ sơ tiến hành các bước theo quy trình để sớm đăng ký thương hiệu cho 7 sản phẩm của Hà Nội nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sở NN - PTNT cần phối hợp với các cấp chính quyền hỗ trợ người dân tổ chức lại sản xuất, quy hoạch ổn định và thành lập các tổ, nhóm, HTX làm đầu mối tập hợp người sản xuất tham gia xây dựng thương hiệu cho đặc sản của địa phương mình.

Đối với cây ăn quả, Hà Nội đã lựa chọn cam Canh và nhãn chín muộn là hai loại đặc sản để xây dựng thưong hiệu.Trung tâm Giống cây trồng đã chọn 64 cây cam Canh ở một số vùng, 15 cây nhãn muộn đầu dòng tại trang trại của ông Triệu Tiến Ích xã An Thượng huyện Hoài Đức để bảo tồn giống, phát triển 2 giống đặc sản này. 

Bài học về cà phê Buôn Ma Thuật, Đăk Lắc; nước mắm Phú Quốc bị DN nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời gian qua cho thấy Hà Nội cấp thiết phải xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho đặc sản đang có. Trong khi xúc tiến xây dựng nhãn hiệu, cấp chính quyền phải hướng dẫn nông dân tổ chức lại sản xuất, quy hoạch thành vùng hàng hóa tập trung. Ông Phạm Sỹ Cường, Trưởng phòng Sở hữu Trí tuệ Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cho rằng, ngành nông nghiệp Hà Nội cần có chiến lược và hoạch định rõ ràng những mặt hàng chủ lực để đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý. Cần xác định rõ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu cá nhân và tuân thủ theo quy trình sản xuất cũng như áp dụng phương thức quản lý chặt chẽ thương hiệu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm