| Hotline: 0983.970.780

Cần giảm bớt thủ tục khi hỗ trợ ngư dân

Thứ Sáu 30/05/2014 , 09:38 (GMT+7)

Để nhận được hỗ trợ từ địa phương, mỗi ngư dân phải trải qua nhiều thủ tục khá rườm rà. Thêm vào đó, mức hỗ trợ như hiện nay còn thấp.

"Người dân tỉnh Bình Thuận nói riêng và người dân cả nước nói chung đánh giá cao chính sách hỗ trợ cho ngư dân bám biển của Chính phủ.

Thế nhưng, lúc này cần phải giảm bớt thủ tục rườm rà để nhiều ngư dân được hưởng chính sách, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền của đất nước", ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (ảnh) (tỉnh Bình Thuận) chia sẻ.

nguyen-thi-phuc-binh-thun191357153

Bà có thể nói rõ hơn những khó khăn mà ngư dân đang gặp phải trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ?

Để nhận được hỗ trợ từ địa phương, mỗi ngư dân phải trải qua nhiều thủ tục khá rườm rà. Thêm vào đó, mức hỗ trợ như hiện nay còn thấp, chưa đủ để những ngư dân đủ sức thay đổi cuộc sống và tạo ra nhiều của cải từ biển.

Vì vậy, lần họp này, tôi kiến nghị Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ những chính sách đã và đang triển khai để rút ra cái được, cái chưa được rồi mới áp dụng chính sách hỗ trợ mới cho ngư dân thật hiệu quả. Ngoài ra, cũng tăng mức đầu tư, tăng thời gian, giảm lãi suất cho vay nếu ngư dân đóng tàu mới, ngư dân mất tích khi thai thác biển…

Liên quan đến nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên theo học chuyên ngành khai thác hải sản, theo bà, Chính phủ cần có ưu đãi như thế nào?

Ngoài việc miễn học phí trong suốt các năm học thì tôi cho rằng cũng cần có thêm mức hỗ trợ để các cháu thêm động lực để học và sinh hoạt hằng ngày nữa. Tại Bình Thuận, chỉ có một số xã các em được hưởng theo chính sách biển đảo, bãi ngang.

Thế nhưng, tôi thấy có những bất cập. Nhiều xã có nhiều hộ dân hoàn cảnh khó khăn nhưng thiếu một tiêu chí thôi cũng không được hưởng hỗ trợ. Trong khi xã có nhiều hộ gia đình có điều kiện lại được nhận hỗ trợ. Theo tôi, lần này Chính phủ cũng cần rà soát và bổ sung thêm điều kiện để ngư dân yên tâm bám biển.


Ảnh minh họa

Có ý kiến cho rằng, để chính sách hỗ trợ thực sự đạt hiệu quả, giúp bà con ngư dân thoát nghèo bền vững, nên trao cho họ cần câu hơn là đưa họ xâu cá. Quan điểm của bà thì sao?

Thực ra chính sách dành cho ngư dân chưa có nhiều, trong khi đời sống của số đông đang rất khó khăn.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, tôi đồng tình với quan điểm cho người ngư dân “cần câu” bằng cách hỗ trợ họ mua tàu thuyền đánh cá, hướng dẫn cách đánh bắt có kỹ thuật, an toàn và hướng dẫn cách tổ chức lại cuộc sống gia đình.

Chúng ta cần hiểu rằng, ngư dân là người rất thực tế, làm nghề nào ăn nghề đó và chỉ nghĩ kiếm sống theo ngày. Nếu mình không hướng dẫn cho họ cách SX, cách tổ chức thì đời sống họ sẽ mãi khó khăn.

Xin cảm ơn bà!

Bộ NN - PTNT vừa trình Chính phủ Dự thảo đề nghị hỗ trợ ngư dân.

Theo đó, ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần sẽ được sử dụng những tài sản trên để thế chấp vay vốn.

Ngoài ra, các tàu đánh bắt xa bờ, sẽ được vay vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm; tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tối thiểu 500 triệu đồng/năm.

Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản (có hợp đồng tiêu thụ tối thiểu 1 năm) được vay tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp.

Cũng theo dự thảo, với ngư dân bị chết, mất tích khi khai thác trên biển, được hỗ trợ tối thiểu 25 lần mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội; cấp 15 kg gạo/tháng/người trong thời gian 3 tháng cho các đối tượng là con dưới 18 tuổi, người thân (vợ/chồng, bố, mẹ, ông, bà) trên 60 tuổi sống phụ thuộc. 

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất