| Hotline: 0983.970.780

Cần giảm thuế thu nhập cơ quan báo chí

Thứ Năm 13/11/2014 , 09:08 (GMT+7)

Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn tài chính với báo chí là giảm định mức áp thuế thu nhập đối với cơ quan báo chí.

Thực trạng khó khăn tài chính báo chí đã được nhiều đại biểu nêu ra tại hội nghị “Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí”, diễn ra tại Hà Nội sáng 12/11.

Có hiện tượng “tư nhân hóa” báo chí

Theo ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (cơ quan giám sát việc thi hành Luật Báo chí) thì: “Luật Báo chí của chúng ta mới chỉ là luật khung, luật ống”, nghĩa là “có luật nhưng thiếu những chế định cụ thể”.

Tình trạng “thương mại hóa” báo chí chưa kịp đẩy lùi, thậm chí còn lan rộng. Hiện tượng tư nhân núp bóng tổ chức, đoàn thể nhà nước để hoạt động báo chí vẫn diễn ra.

Có không ít cơ quan hành chính không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí; thực hiện quy chế người phát ngôn chưa nghiêm; chưa tạo điều kiện cho báo chí hoạt động hiệu quả, thậm chí có cá nhân, tổ chức, đơn vị xúc phạm nhân phẩm, thân thể của nhà báo, thu giữ, hủy hoại phương tiện hành nghề của nhà báo nhưng không có chế tài mạnh để xử lý vi phạm đối với vấn đề này, nên đành phải bó tay…

Nhiều cơ quan chủ quản còn buông lỏng trách nhiệm chỉ đạo quản lý, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí trực thuộc phát triển. “Có nhà báo, tổng biên tập chia sẻ rằng: Cơ quan chủ quản chỉ đẻ mà không nuôi", ông Tiến nói.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đề xuất mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của cơ quan báo chí phù hợp với đặc thù từng loại hình báo chí. Bởi, trong các lĩnh vực không phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng như báo chí, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế…; cần nghiên cứu chế độ nhuận bút hợp lý, để khuyến khích tạo điều kiện cho người làm báo sống được bằng nghề của mình.

Hỗ trợ tài chính báo chí

Ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động nhận định: Hiện nay, nguồn thu chủ yếu của các cơ quan báo chí là quảng cáo và phát hành. Vậy, câu hỏi đặt ra rằng: Chúng ta có nên chấp nhận cho báo chí tham gia vào những lĩnh vực kinh tế gần với chuyên ngành của mình như xuất bản, truyền thông, in ấn… hay không? Tôi nghĩ rằng rất nên khuyến khích. Bên cạnh đó, việc trợ giúp của nhà nước cũng rất quan trọng.

Trước xu thế phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là báo mạng điện tử, các trang mạng xã hội, blog cá nhân… Luật Báo chí ban hành năm 1989, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lĩnh vực báo chí. 
Do đó bộ Thông tin & Truyền thông cần sớm trình Chính phủ dự thảo Luật Báo chí sửa đổi chất lượng tốt; Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động báo chí phát triển.

Hiện nay, chỉ rất ít cơ quan báo chí được bao cấp về mặt tài chính, còn lại hầu hết phải tự chủ là chính. Nhiều tòa soạn ông tổng biên tập còn vất vả hơn cả một giám đốc doanh nghiệp. “Nếu Chính phủ không có nguồn tài chính chi trả tiền lương ổn định thì có thể trợ giúp bằng cách giảm thuế thu nhập của cơ quan báo chí”, ông Chúc bộc bạch.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Văn Miên, Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân cho rằng: Hầu hết báo in đang sụt giảm lượng phát hành một cách thê thảm. Như báo Công an nhân dân hiện nay có 6 ấn phẩm báo in thì đều có xu hướng sụt giảm. Có những tờ báo in đã tới mức độ không thể sụt giảm được nữa.

Nguyên nhân do các chi phí đầu vào tăng, dẫn đến thu nhập của người làm báo ngày càng giảm. Thực tế rất nhiều tổ chức, đoàn thể không thể có điều kiện tài chính để giúp đỡ trực tiếp cho cơ quan báo chí thuộc bộ, ngành mình tồn tại.

Do đó, các cơ quan báo chí tìm mọi cách để có nguồn thu, thậm chí có cơ quan chấp nhận đánh thuê, viết thuê, bất chấp những quy định của Luật Báo chí và quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp mà Hội Nhà báo đã ban hành.

Do đó, trong quy trình cấp phép, nếu tổ chức đoàn thể nào không có khả năng hỗ trợ kinh phí cho cơ quan báo chí hoạt động, hoặc chỉ tồn tại một cách èo uột, thì không nên cấp giấy phép hoạt động.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.