| Hotline: 0983.970.780

Cần làm rõ vụ lấy đất của mẹ VNAH

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:21 (GMT+7)

Năm 1994, khi làm Giấy chứng nhận QSDĐ theo hình thức cuốn chiếu, bà Trần Thị Quế đã âm thầm đăng ký quyền sử dụng toàn bộ thửa đất bà mượn của mẹ Nguyễn Thị Trạch để sang tên mình.

Năm 1980, thông qua một người bà con trong họ tộc, bà Nguyễn Thị Trạch (mẹ của 2 liệt sỹ) trú tại thôn 11, Tân Hạ, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã đồng ý cho bà Trần Thị Quế mượn một góc vườn dựng nhà ở tạm...

Lợi dụng điều đó, năm 1994, khi làm Giấy chứng nhận QSDĐ theo hình thức cuốn chiếu, bà Trần Thị Quế đã âm thầm làm hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền sử dụng toàn bộ thửa đất sang tên mình.

Bà Trạch chỉ có 2 người con trai nhưng đều anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Anh con cả đã lấy vợ và đã sinh được 1 người con gái. Năm 1979, người con dâu duy nhất của bà đi bước nữa, thế là hai bà cháu trụ lại rau cháo nuôi nhau trong căn nhà đơn sơ trên mảnh đất thổ cư được cha ông để lại rộng 1.110 m2.

Sau đó vài năm, ông Nguyễn Minh Châu (bác họ) sang vận động bà Trạch cho bà Trần Thị Quế (em dâu ông Châu mới lấy chồng) mượn một ít đất trong vườn dựng nhà ở tạm và được bà Trạch đồng ý.

Đến năm 1984, bà Trạch qua đời (sau đó đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH) để lại đứa cháu gái duy nhất mới 17 tuổi cùng với căn nhà cũ nát. Đến năm 1993, người cháu gái-chị Nguyễn Thị Minh đi lấy chồng ở xã bên, nhưng vẫn thường xuyên qua lại thăm non, hương khói cho bà nội và hai liệt sỹ.

Năm 1994, lợi dụng việc chị Minh nuôi con nhỏ và chồng lâm bệnh nặng, bà Trần Thị Quế đã tự tiện kê khai hồ sơ toàn bộ diện tích thửa đất của bà Trạch thành đất ở của mình để xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.

Điều khó hiểu là dù không có giấy uỷ quyền, không có di chúc của bà Trạch hay biên bản họp hội đồng gia tộc, cũng không hề có ý kiến đồng ý của chị Minh, thế mà cán bộ địa chính và UBND xã Võ Liệt vẫn ký hồ sơ cho bà Quế và trình lên UBND huyện Thanh Chương nên năm 1995, UBND huyện Thanh Chương đã cấp sổ đỏ cho diện tích 1.110 m2 đất thổ cư của Bà mẹ VNAH thành đất ở của bà Trần Thị Quế.

Từ khi có bìa đỏ trong tay, bà Trần Thị Quế quên mất thân phận ở nhờ của mình, ngang nhiên phát dọn, canh tác trên diện tích đất của gia đình bà Nguyễn Thị Trạch, khiến nơi thờ cúng của Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Trạch và 2 liệt sỹ bị phá hủy.

Khi có được lưng vốn, chị Nguyễn Thị Minh quay trở về để cải tạo vườn tược, xây dựng lại nhà thờ thì mới tá hỏa là mảnh đất đã có sổ đỏ mang tên bà Trần Thị Quế. "Toàn bộ đất thổ cư của ông bà nội tôi, của cha tôi đã bị bà Quế cướp mất. Tôi vô cùng bức xúc trước việc làm trái đạo lý của bà Quế.

Ông Hồ Sỹ Thái, Chánh thanh tra UBND huyện Thanh Chương cho biết, UBND huyện đã nhận được đơn đòi lại đất của chị Nguyễn Thị Minh. UBND xã Võ Liệt cũng đã có văn bản báo cáo sự việc. Hiện tại, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đã giao cho Phòng TN- MT huyện tham mưu, tìm hướng xử lý.

Sau đó bà Quế mới xuống giọng và bảo, muốn làm nhà thờ, bà ấy sẽ chấp nhận cắt cho 63 m2 đất nằm ở góc vườn. Tôi không đồng ý vì đây là đất của gia đình tôi, sao bà Quế lại có quyền muốn cho tôi bao nhiêu thì cho?", chị Minh bức xúc.

Quá bức xúc nên chị đem vấn đề này lên hỏi ông Phan Chính Tâm, Chủ tịch UBND xã Võ Liệt thì thật nực cười khi nghe ông Chủ tịch xã nói: "Nếu gia đình trực tiếp trình bày trước năm 1999 thì được, còn từ năm 1999 trở về sau này là không được nữa(!?).

Tôi làm đơn gửi lên cho ông Lê Quang Đạt, Bí thư Huyện ủy Thanh Chương cũng nhận được trả lời bằng miệng rằng, nếu gia đình không chấp nhận nhận 63 m2 đất thì kiện ra tòa nhưng khi ấy, một tấc cũng không được. Tôi không hiểu sao cấp ủy, chính quyền địa phương từ xã đến huyện lại nỡ đối xử với một gia đình chính sách như vậy?”, chị Minh nói.

 Tiếp xúc với PV, ông Phan Chính Tâm, chủ tịch UBND xã Võ Liệt cho rằng, đây là vấn đề do lịch sử để lại, lúc đó ông Bùi Xuân Thảo là chủ tịch xã trực tiếp ký hồ sơ trên. Xã Võ Liệt đã nhận đơn và tổ chức hoà giải nhưng không thành.

Điều kỳ lạ là ông Tâm cũng coi việc cấp sổ đỏ thửa đất trên của Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Trạch cho bà Trần Thị Quế là đúng luật: “Dù bà Minh là người thừa kế duy nhất, không có di chúc của bà Trạch hay biên bản họp hội đồng gia tộc nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Quế, chị Minh đã không sử dụng thửa đất ấy nữa và giữa các bên không có tranh chấp”(?!)

Tuy nhiên, chị Minh khẳng định, trước khi đi lấy chồng, chị có nhờ bà Quế trông nom mảnh vườn và ngôi nhà nơi thờ phụng Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Trạch và 2 liệt sĩ. Chị Minh vẫn thường xuyên về thắp hương cho bà, bố và chú ruột của mình; phần diện tích còn lại chị Minh cho phép bà Quế trồng hoa màu... Hoàn toàn không có chuyện chị Minh bỏ mặc mảnh vườn ngay sau khi đi lấy chồng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm