| Hotline: 0983.970.780

Cần nghĩ cách giải phóng sức lao động nặng nhọc cho nông dân

Thứ Hai 18/12/2017 , 07:50 (GMT+7)

Không một thủ đô nào trên thế giới còn hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp (riêng diện tích sản xuất lúa khoảng 100.000 ha mỗi vụ), còn cả triệu nông dân như Hà Nội…

Trong khi đó việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của Hà Nội vẫn còn rất hạn chế, nhất là trong canh tác lúa. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 95%, gặt đập liên hợp đạt 45%...nhưng lại thiếu đồng bộ và thiên lệch vì khâu gieo cấy vẫn còn hết sức thủ công.

12-10-37_dsc_9332
Cấy thủ công vừa kém hiệu quả vừa hại sức khỏe

Cách đây hơn nửa thế kỷ, năm 1960 tại khu đồng chợ Bưởi – Từ Liêm (Hà Nội) hình ảnh Bác Hồ thao diễn thực hành máy cấy Nam Ninh (dạng máy cấy thô sơ của Trung Quốc nhưng có năng suất gấp 10-15 người cấy) đã nuôi ước vọng về một nền nông nghiệp Việt Nam hùng cường và hiện đại.

Thế nhưng đến tận bây giờ tỷ lệ mạ khay, cấy máy của nước ta mới ước chỉ đạt vài %. Không là ngoại lệ, phần lớn nông dân Thủ đô vẫn phải còng lưng làm mạ, còng lưng ra cấy trong nắng lửa của vụ mùa hay trong giá buốt mưa phùn của vụ xuân. Lợi nhuận thấp lại quá vất vả khiến cho nhiều nông dân không còn mặn mà với nghề trồng lúa, bỏ hoang ruộng đồng.

Lực lượng lao động chính còn trẻ khỏe phần lớn đã chuyển dịch sang các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…khiến cho lao động trong nông nghiệp ngày càng hiếm hoi. Nhiều nơi đến mùa vụ chỉ thấy người già và trẻ con ra đồng làm. Công cấy leo thang theo từng vụ, từng năm, giờ phổ biến ở mức 250-300.000đ/người/sào nhưng nhiều thời điểm vẫn không thể thuê được.

Cấy lúa bằng tay ngoài việc tăng chi phí nhân công, tăng tỷ lệ các bệnh tật nhất là về xương khớp cho nhà nông còn phần nào làm giảm khả năng phát triển của cây trồng do thiếu nguồn khí lưu thông, thiếu độ tiếp xúc đối với ánh sáng mặt trời, quần thể cỏ dại phát triển rất mạnh.

Trước những bất cập đó của cấy tay, bắt đầu từ vụ đông xuân 2013, Hà Nội đã kết hợp với Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội triển khai thí điểm hỗ trợ mạ khay, cấy bằng máy Kobuta tại các xã Tân Ước (huyện Thanh Oai), xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ).

Ở những thế hệ đầu tiên, máy cấy có ít hàng, người điều khiển vẫn phải lẽo đẽo đi đằng sau hệt như thủa trước đánh trâu đi cày, tốc độ cấy đã đạt 0,6 – 0,8ha/ngày, tương đương 20 – 25 lao động vừa cấy, vừa nhổ mạ. Máy cấy đã giải phóng được sức lao động nặng nhọc trong nông nghiệp, đặc biệt là lao động nữ và chủ động được thời vụ gieo cấy.

Áp dụng mạ khay, máy cấy giúp cho cây lúa cấy xong phát triển đồng đều, ruộng đồng thông thoáng, giảm thiểu được sâu bệnh, năng suất tăng khoảng 10% và lợi nhuận cao hơn gần 7 triệu đồng/ha so với lúa cấy truyền thống. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần thay đổi tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ và thúc đẩy việc dồn điền đổi thửa để hình thành nên vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung. 

Đến những thế hệ máy cấy mới với 6 hàng, người điều khiển ngồi trên cùng người tiếp mạ đứng bên cạnh thì ưu việt hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. 1 máy cấy bằng 100 thợ cấy. Các HTX, tổ nhóm dịch vụ thay vì phải thuê mướn rất vất vả cả 100 lao động theo thời vụ thì chỉ cần đầu tư mua 1 cái máy cấy và 1 dây chuyền làm mạ. Tiền công của 100 người nay dồn vào một vài người sẽ là một khoản thu không nhỏ.

1 máy cấy được ứng dụng vào sản xuất là 100 nông dân không còn phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời nữa. Nhiều ưu điểm là thế nhưng tại sao mạ khay, cấy máy không đi vào cuộc sống nhanh chóng như máy cày bừa, máy gặt đập liên hoàn? Thế giới đã ứng dụng vài chục năm, Việt Nam đã ứng dụng được 5-7 năm nay nhưng hầu hết nông dân Hà Nội vẫn không hề biết cái máy cấy nó tròn méo ra sao?

Tất cả là do nhiều cái khó của cấy máy như cần phải hiểu biết về kỹ thuật làm mạ, cần phải có diện tích để làm nơi sản xuất mạ, cần phải có vốn lớn để đầu tư. Khó ở đâu hãy gỡ ở chính nơi đó thì mới mong nền nông nghiệp của Thủ đô tiến lên hội nhập, mới mong giải phóng được sức lao động nặng nhọc của hàng triệu nông dân được.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm