| Hotline: 0983.970.780

Cạn nghĩa

Thứ Tư 05/10/2011 , 11:38 (GMT+7)

Được tin cụ Âu, hàng xóm với mẹ tôi về già, vợ chồng tôi đến chia buồn. Mẹ tôi thẫn thờ thương người bạn già vất vả, lại buồn vì không còn người trầu cau, tâm tình sớm tối. Căn nhà nghi ngút khói hương càng vời vợi nỗi đau. Chờ vợ chồng tôi thắp hương xong, Ái nghẹn ngào nói:

- Mọi việc tôi lo cho cụ không có gì phải ân hận. Chỉ thương cụ bị thất hứa. Mong mỏi của cụ không thực hiện được. Thật tội nghiêp!

Tôi an ủi bạn, nhưng ra về thấy lòng bùi ngùi, xa xót. Tôi và Ái cùng trang lứa. Hai nhà cách nhau không xa nên hiểu rõ hoàn cảnh của nhau. Ông Luyến và bà Âu chỉ sinh được một mình Ái. Ngày ấy họ còn ở quê Tiên Lãng ( Hải Phòng). Cuộc sống hơn nửa thế kỷ trước khốn khó nên sinh xong được vài ngày, bà Âu đã phải gồng gánh, cấy hái ngoài đồng.

Thế rồi, bà bị sa dạ con. Lúc đầu còn nhẹ, nhưng vì không có tiền chữa chạy, bệnh ngày một nặng hơn. Khi kết thúc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, gia đình họ chuyển ra phố ở. Được vài năm, ông Luyến đòi ly hôn. Biết mình không sinh nở được nữa, vì thương con gái, mẹ Ái cố thuyết phục chồng. Nhưng ông quyết dứt áo ra đi. Căn nhà mặt phố bán đi chia ba. Bà và con gái 2 phần. Ông 1 phần.

 Mấy tháng sau, ông cưới một người phụ nữ quá lứa nhỡ thì ở một xã ngoại thành kém ông gần hai chục tuổi. Rồi họ sinh được ba người con trai. Từ khi chia tay, ông không đóng góp chút tiền nào để bà Âu nuôi con. Nhưng bà không hề đòi hỏi mà vẫn nuôi dạy Ái lớn khôn. Rồi Ái lấy chồng. Anh chồng hiền lành ở Thái Bình về ở rể, trông nom mẹ vợ như mẹ đẻ. Ai cũng bảo mẹ Ái ở hiền gặp lành.

Ba người con trai của ông Luyến có vợ con đàng hoàng. Ông Luyến và bà Âu đều đã nên cụ. Gần năm nay, cụ Âu bị bệnh hiểm nghèo. Suốt thời gian cụ ốm nặng, cụ Luyến không hề thăm một lần. Khi biết cụ Âu không qua khỏi, cụ mới cho anh con lớn mang cân đường hộp sữa thăm. Cụ Âu nắm tay con riêng của chồng thều thào:

- Mẹ chỉ có ước nguyện cuối cùng là khi mẹ qua đời, con sẽ đứng đáp lễ để mẹ mở mày mở mặt với thiên hạ.

- Mẹ cứ yên tâm, chúng con sẽ cùng chị Ái lo cho mẹ chu đáo!

- Cảm ơn các con! Thế là mẹ có chết cũng yên lòng.

Hai hôm sau, cụ Âu ra đi với vẻ mặt mãn nguyện. Công việc lo hậu sự cho cụ được họ hàng, xóm phố chuẩn bị chu đáo. Gần đến giờ phát tang thì mọi người tá hỏa không thấy anh con riêng của cụ Luyến đâu. Gọi điện chỉ thấy máy tút tút. Để kịp giờ, công việc đáp lễ phải giao cho người cháu gọi cụ bằng cô.

Sau khi lo cho mẹ mồ yên mả đẹp, Ái mới biết sự thật. Thì ra, sau khi hứa với mẹ cả, anh con trưởng về nhà bị người mẹ phản đối kịch liệt. Từ khi còn trẻ, bà ta rất "chanh chua", họ hàng, làng xóm ai cũng sợ. Người làng gọi là "quạ khoang". Mỗi lần cúng cha mẹ, bà ta tính chi ly từng đồng với ông anh trưởng. Hàng xóm nhỡ nhàng xin mớ rau, chút mắm không bao giờ bà ta cho.

 Dù chồng đã chia tay vợ cũ, nhưng bà ta rất hay ghen nên cấm ông qua lại, dù chỉ với con gái. Cậy trẻ lại đẻ con trai, bà ta lấn lướt chồng đủ điều. Ông Luyến làm thợ may, nhưng khách đến trả tiền công, bà vợ hai này giữ hết.

Vừa nghe con trai nói, bà ta đã hai tay chống nạnh nói:

- Bà ấy có phải mẹ mày đâu mà đứng phải mặc áo tang chống gậy đáp lễ! Tao nuôi mày mấy chục năm, liệu khi tao chết chúng mày có lo được như thế không? Đừng có vượt mặt tao nhá!

- Nhưng con chót hứa rồi.

- Mày sợ thất hứa thì đi đi! Mẹ đẻ mày đấy!

Rồi bà ta quay sang chồng kể lể:

- Mấy chục năm ông lấy tôi, con mẹ ấy có chăm ông được giờ nào không, hay ông ốm to, sốt nhỏ đều do một tay con này chăm sóc. Đã tuyệt giao thì tuyệt hẳn, còn vương vấn thì về ở luôn với con gái đi. Đây nhẹ nợ!

Nói xong bà ta lạnh lùng bỏ đi. Nghe vợ nói vậy, cụ Luyến thấy cũng phải. "Bao nhiêu năm hai người có còn là gì nữa đâu mà phải cho con trai về chịu tang. Được đằng chân lân đằng đầu, có khi con mình lại phải cúng giỗ nữa chứ. Ăn cây nào rào cây ấy". Nghĩ vậy, cụ Luyến quả quyết:

- Thôi, các con không phải đi đâu cả! Hôm trước đã thăm hỏi là được rồi.

Thật là tam hợp! Thế là cả mấy bố con cụ Luyến không ai đến đám hiếu của cụ Âu nữa. Dù vợ chồng đã chia tay, nhưng một ngày nên nghĩa, huống chi hai người đã sống với nhau chục năm và đã có với nhau một mặt con. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người Việt mình vốn rất bao dung, nhất là lời hứa với người đã khuất. Cách cư xử cạn nghĩa của họ thật đáng chê trách! Có người thốt lên: "Ăn ở cạn tàu ráo máng quá!" 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm