| Hotline: 0983.970.780

Cần nhiều giải pháp

Thứ Ba 05/11/2013 , 10:46 (GMT+7)

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức hội thảo “Hoạt động khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng ĐBSCL”.

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức hội thảo “Hoạt động khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng ĐBSCL”.

Tham dự có lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện các Sở NN-PTNT các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng như sự tham dự của các chuyên gia, các nhà khoa học, các DN cung cấp giống, VTNN, DN thu mua, chế biến sắn và đặc biệt là sự tham gia của bà con nông dân.

Trong thời gian gần đây, diện tích lúa của nước ta mà đặc biệt là ở ĐBSCL ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, điều đáng nói là giá lúa luôn bấp bênh và phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu.


Trồng màu trên đất lúa tại Đồng Tháp

Trong khi thị trường lúa gạo đang có sự cạnh tranh gay gắt thì những nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn gia súc và dầu thực vật lại thiếu hụt trầm trọng. Nghịch lý này đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả cho người SX.

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn bắp hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu nành, 600 nghìn tấn hạt đậu nành và một số nguyên liệu khác, tổng ngoại tệ chi cho việc nhập khẩu ước đạt gần 3 tỷ USD, tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được phát động khá rầm rộ trong thời gian qua nhưng việc thực hiện còn nhiều bất cập. Đầu tiên phải kể đến một số loại cây trồng chưa thể hiện ưu thế so với trồng lúa, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định.

Đặc điểm nổi bật của các tỉnh ĐBSCL là tiếp cận và thích ứng nhanh với những TBKT mới, diện tích và sản lượng cây trồng mới có thể gia tăng mạnh nhưng giá trị sản phẩm cũng như lợi tức tăng không tương ứng do không có sự liên kết theo chuỗi.

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước nhưng quy mô SX nhỏ và chất lượng chưa cao nên chưa thay thế hàng nhập khẩu. Việc lưu thông hàng hóa thị trường phát triển không đồng đều giữa các địa phương, chưa hình thành các kênh phân phối hợp lý cho các mặt hàng thiết yếu, chưa có sự gắn kết để điều phối hiệu quả hàng hóa trong vùng.

Trong quá trình SX, nông dân cũng gặp không ít khó khăn do các giống nội địa có khả năng thích ứng rộng nhưng cho năng suất không cao, hệ thống thủy lợi không đủ khả năng đáp ứng, thêm vào đó là chưa có những nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật và quy trình canh tác cho từng loại cây ở từng tiểu vùng sinh thái…

Tất cả yếu tố trên đã làm cho sức cạnh tranh của các nông sản chuyển đổi so với lúa chưa thật sự thuyết phục về tính thuận tiện của kỹ thuật canh tác và lợi nhuận có được. Do vậy, để đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần tháo gỡ các nút thắt trên.

Theo định hướng của ngành, đến năm 2020 diện tích gieo trồng đậu nành cả nước sẽ 700 nghìn tấn/năm; sản lượng bắp là 550 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, nhiều địa phương, DN còn lo ngại về việc liên kết giữa tiêu thụ và SX, giá trị và chất lượng sản phẩm đầu ra...

Để việc chuyển đổi mang lại hiệu quả, các đại biểu cho rằng: Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống, đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyến khích bao tiêu sản phẩm; tập huấn, đào tạo và xây dựng các tiến bộ kỹ thuật mới để hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém kiệu quả.

TS. Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến khích các địa phương chuyển đổi cơ cấu ở những vùng hợp lý; chuyển giao tiến bộ KHKT vào SX, trước hết là về giống. ĐBSCL sẽ chuyển đổi 200.000 ha cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, trong đó tập trung chuyển đổi sang cây ngô, đậu tương và vừng bởi đây là các loại cây trồng hiệu quả cao.

Nổi bật nhất của phong trào này là tỉnh Đồng Tháp với diện tích chuyển đổi gần 30.000 ha cây hoa màu, trong đó nhiều nhất là ngô, đậu tương và vừng. Đây cũng là tỉnh có diện tích trồng đậu tương lớn nhất ĐBSCL với hơn 11.000 ha, bình quân mỗi héc ta đậu tương lãi hơn 16 triệu đồng, trong khi đó trồng lúa chỉ lãi hơn 7,8 triệu đồng.

Theo TS Nguyễn Công Thành, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần nhấn mạnh giải pháp cơ giới hóa đồng bộ, hợp tác với các nước lân cận để khảo nghiệm máy móc thực tế từng cây trên đồng ruộng mỗi vùng và nên hợp tác thử nghiệm. Tiến đến nhập khẩu nhanh các loại máy móc làm việc hiệu quả, phục vụ kịp thời cho việc SX các loại cây màu chủ yếu được đưa vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng luân canh trên đất lúa.

Còn theo PGS.TS Phạm Văn Dư thì cần phát triển các cây trồng lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến trong nước thay thế nông sản nhập khẩu là mục tiêu chiến lược. Đáp ứng yêu cầu SX hiện nay, trong định hướng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để chuyển đổi sang cây trồng khác thì các cây được quan tâm đẩy mạnh phát triển trong những năm tới là bắp, đậu nành.

Song song đó, cần phát triển công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đầu tư giống mới và KHKT tiên tiến, ưu đãi cho DN xây dựng vùng nguyên liệu, chủ động hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất